Thế giới

Nga phát triển phần mềm ngăn chặn IS tuyển dụng trực tuyến

ClockThứ Ba, 13/10/2015 17:07
TTH - Theo thông tin được đăng tải trên tờ báo Nga Sputniknews ngày 13/10, các nhà nghiên cứu nước này đang nỗ lực để phát triển một phần mềm giúp tái lập hồ sơ của những kẻ tình nghi tuyển dụng cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thông qua mạng xã hội.

Tất cả những thông tin tình báo trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và VKontakte sẽ được chuyển sang một chương trình máy tính có tên “Laplace’s Demon”, với chức năng giám sát trực tiếp các trang mạng này nhằm ngăn chặn hoạt động của chúng.

Hình ảnh được phiến quân IS tuyên truyền trên mạng xã hội Facebook. Ảnh: AP

Bắt đầu từ năm 2016, chương trình sẽ hoạt động nhắm vào tài khoản mạng xã hội của các nhà tuyển dụng IS. Chuyên gia công nghệ Nga sẽ gửi cho các chủ sở hữu tài khoản 1 nhắn tin bằng tiếng Ả Rập. Sau đó người này sẽ được tư vấn để truy cập vào một đường dẫn, dựa vào cơ sở này, các chuyên gia sẽ bí mật thu thập địa chỉ IP, hệ điều hành và trình duyệt mà chúng đang sử dụng.

“Để có thể truy cập toàn diện vào hệ thống máy tính của phiến quân khủng bố, đội ngũ nhân viên của chiến dịch này sẽ được đào tạo đặc biệt”, Sputniknews cho biết thêm.

Theo giới chức tình báo Mỹ, IS đang tích cực sử dụng mạng xã hội để thu hút các chiến binh tiềm năng trên phạm vi toàn cầu. Hiện có ít nhất 3.400 công dân các nước phương Tây trong tổng số hơn 20.000 tay súng tham gia lực lượng thánh chiến IS ở Iraq và Syria. 

LÊ THẢO (Lược dịch từ AP & Sputniknews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Return to top