Thế giới

Hướng đến xây dựng thể chế minh bạch, công khai ở ASEAN

ClockChủ Nhật, 15/09/2019 19:39
TTH - Chuyên gia Jason Thomas nhận định, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình công khai được xem là nền tảng của cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm để phát triển thể chế nhà nước. Trong bối cảnh các quốc gia ASEAN cho thấy sự xuất hiện của các tiến trình hoạt động minh bạch, phải thừa nhận rằng thách thức vẫn đang còn tồn tại.

Đầu tư vào con người: Chìa khóa để ASEAN phát triển tốt hơn

Tăng cường năng lực thể chế nhà nước rất quan trọng đối với mọi hoạt động. Ảnh minh họa: Baochinhphu.vn

Nâng cao cấu trúc quản trị và năng lực thể chế

Vừa qua, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã ban hành một tuyên bố, báo cáo chung, trong đó chỉ rõ chính phủ các quốc gia ASEAN đang nâng cao và tăng cường hơn nữa cấu trúc quản trị và năng lực thể chế để cung cấp nhiều dịch vụ tốt hơn cho người dân khi theo đuổi cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm.

Cụ thể, báo cáo “Tổng quan về các chính phủ: Đông Nam Á 2019” cung cấp các so sánh ở cấp quốc tế về nguồn lực, quy trình và kết quả của công tác quản trị công tại các nước thành viên ASEAN, với 34 chỉ số trong các lĩnh vực như dịch vụ công, chính phủ kỹ thuật số...

Phải nói rằng, tăng cường năng lực thể chế nhà nước rất quan trọng đối với mọi hoạt động và ADB vẫn cam kết sẽ hỗ trợ các nước ASEAN cải thiện năng lực quản lý, ổn định tài chính, cùng lúc thúc đẩy cung cấp dịch vụ công hiệu quả, kịp thời và trong sạch, Bambang Susantono – Phó Chủ tịch phụ trách Quản lý trí thức và Phát triển bền vững của ADB khẳng định.

Trong việc cung cấp dịch vụ công, dịch vụ dân sự đóng vai trò thiết yếu, là xương sống của sự phát triển ở mỗi quốc gia ASEAN. Tuyên bố chung của Patrajaya về những ưu tiên của ASEAN sau năm 2015 hướng tới dịch vụ dân sự ASEAN lấy con người làm trung tâm được ký kết vào năm 2015 là một trong những bước tiến mà khu vực đã triển khai để thúc đẩy chính sách này.

Minh bạch trong ngân sách

Ban Thư ký ASEAN lưu ý, tăng cường hợp tác khu vực để xây dựng hệ thống dịch vụ công có trách nhiệm giải trình công khai, hiệu quả và minh bạch, cùng cơ chế quản trị tốt góp công lớn vào sự thành công của Tầm nhìn ASEAN 2025 – tức xây dựng một cộng đồng gắn kết về chính trị, hội nhập trong kinh tế, có trách nhiệm xã hội và phát triển dựa trên quy tắc, lấy con người làm trung tâm.

Thêm vào đó, một khía cạnh quan trọng của cách tiếp cận lấy người dân làm trung tâm là minh bạch trong ngân sách. Hoàn toàn cởi mở với người dân về cách huy động và sử dụng ngân quỹ sẽ nâng cao nhận thức của người dân về sự liêm chính của chính phủ.

Thúc đẩy nguyên tắc của chính phủ cởi mở đòi hỏi chính phủ các nước phải tích cực phổ biến thông tin. Cởi mở đối với dữ liệu chính phủ, song vẫn đảm bảo trong khuôn khổ bảo mật dữ liệu cá nhân và phù hợp với luật bảo mật dữ liệu sẽ cung cấp các cơ hội mới để trao quyền cho người dân, doanh nghiệp và xã hội dân sự...

Tóm lại, giới chuyên gia công nhận một quá trình hoạch định chính sách công khai và minh bạch ở ASEAN sẽ góp phần đảm bảo các nguồn lực được sử dụng hợp lý để lên kế hoạch và triển khai thực hiện các chính sách thúc đẩy tăng trưởng toàn diện, thay vì làm gia tăng bất bình đẳng.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến xã nông thôn mới kiểu mẫu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định bãi bỏ Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 5/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020. Thay vào đó, xã được công nhận NTM kiểu mẫu là xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao.

Hướng đến xã nông thôn mới kiểu mẫu
“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng

Sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD) là ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên. Do đó, thúc đẩy chuyển đổi ngành sản xuất vật liệu xây dựng theo hướng “xanh hóa” sẽ đóng góp tích cực vào chuyển đổi xanh nền kinh tế, hướng đến phát triển bền vững.

“Xanh hóa” ngành vật liệu xây dựng
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top