Thế giới

Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025

ClockThứ Sáu, 04/10/2019 10:05
TTH.VN - Tờ Bangkok Post ngày 3/10 trích dẫn kết quả một một báo cáo mới nhất cho biết, nền kinh tế Internet của Đông Nam Á dự kiến sẽ đạt mức 300 tỷ USD vào năm 2025, khi hàng triệu người trong khu vực ưa chuộng mua sắm trực tuyến và sử dụng dịch vụ vận chuyển, giao thức ăn.

LHQ: Cần tạo một "thế giới kỹ thuật số" an toàn hơn cho trẻ emẤn Độ: Người dân thủ đô New Delhi sắp được dùng Wi-fi miễn phíCuba mở rộng truy cập internet cho người dânThời đại kỹ thuật số: Điện thoại di động nhiều hơn con ngườiThương mại điện tử - động lực chính của nền kinh tế internet Đông Nam ÁNền kinh tế internet của Đông Nam Á ước đạt hơn 240 tỷ USD vào năm 2025Kinh tế Internet Đông Nam Á “tăng trưởng chưa từng có”

Nền kinh tế Internet của Đông Nam Á sẽ đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Ảnh minh họa: Báo Thanh Niên

Để đạt được mục tiêu này, ngành công nghiệp trực tuyến dự kiến sẽ tăng trưởng hơn 200% trong vòng 5 năm tới mức ước tính 100 tỷ USD trong năm 2019 này, báo cáo của Google phối hợp thực hiện cùng tập đoàn quản lý tài sản vốn nhà nước Singapore Temasek Holdings và chuyên gia tư vấn kinh doanh toàn cầu Bain & Company thông tin.

Theo báo cáo ghi nhận hằng năm này, sau khi đạt mức tăng trưởng cao gấp 3 lần trong 4 năm qua nhờ vào việc người tiêu dùng trẻ tuổi chuyển sang sử dụng mọi dịch vụ từ thanh toán ngân hàng, chơi trò chơi đến mua sắm trên điện thoại, triển vọng dành cho năm 2025 của ngành công nghiệp trực tuyến khu vực đã tăng khá cao từ mức 240 tỷ USD ghi nhận trước đây.

“Tốc độ tăng trưởng vượt quá mong đợi. Truy cập Internet hiện có giá cả phải chăng, phù hợp với mọi phân khúc dân cư và niềm tin tiêu dùng dành cho các dịch vụ kỹ thuật số cũng được cải thiện đáng kể”, nội dung của bản báo cáo dài 64 trang ghi rõ.

Trong 4 năm qua, hơn 37 tỷ USD đã được đầu tư vào các công ty trực tuyến Đông Nam Á, trong đó phần lớn là tập trung đầu tư vào các công ty thương mại điện tử như nhà bán lẻ thời trang Zilingo, cùng các công ty kỳ lân như Grab và Gojek.

Kể từ năm 2014, tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm đạt 5% của Đông Nam Á đã vượt xa mức trung bình của toàn cầu và khiến khu vực trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, khi nền kinh tế Trung Quốc gặp khó khăn do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

Xét trên toàn khu vực, có tổng cộng 360 triệu người dùng Internet tại các quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore và Philippines..., tăng từ mức 260 triệu ghi nhận vào 4 năm trước.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
Return to top