Thế giới

Nền kinh tế toàn cầu tiếp tục giảm tăng trưởng trong năm 2019 và 2020

ClockThứ Ba, 12/11/2019 07:29
TTH.VN - Tờ Yonhap dẫn thông tin Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc (KIEP) ngày 11/11 dự báo rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ chậm lại và chỉ đạt mức 2,9% trong năm 2019.

Các cuộc biểu tình có thể ảnh hưởng đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu...IMF: Cần tháo gỡ các rào cản thương mại để vực dậy tăng trưởng toàn cầuOECD: Kinh tế Hàn Quốc đang mất đà tăng trưởngWB: Tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầuNga khẳng định vai trò của châu Á trong nền chính trị quốc tếChâu Á là khu vực ít chuẩn bị nhất trước mối đe dọa lão hóaKinh tế toàn cầu trước mất mát 850 tỉ USDXuất khẩu đình trệ, kinh tế Đức suy giảm trong quý II/2019Ngân hàng Trung ương Canada giữ nguyên chính sách lãi suất

Nền kinh tế toàn cầu có thể sẽ giảm tăng trưởng trong hai năm 2019 và 2020. Ảnh minh họa: Dân trí

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do tác động từ chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc là Mỹ và Trung Quốc.

Con số dự báo mới nhất thể hiện mức giảm khá sâu so với mức dự đoán 3,8% và 3,6% đạt được trong hai năm liên tiếp là 2017 và 2018.

Cũng theo Viện KIEP, nền kinh tế thế giới vẫn còn có thể phục hồi và tăng trưởng 3,2% trong năm 2020, nhờ vào đà tăng trưởng khả quan của các nền kinh tế mới nổi, trong bối cảnh những nền kinh tế lớn lại giảm tăng trưởng.

Đối với hai nền kinh tế lớn, Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc dự báo Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 2,3% trong năm 2019, trước khi giảm xuống còn 2% vào năm 2020. Tuy nhiên đây vẫn là mức giảm khá nhiều so với 2,9% ghi nhận vào năm 2018. Về phía Trung Quốc, nhiều khả năng nền kinh tế nước này sẽ mở rộng đến mức 6,2% trong năm nay, sau đó giảm xuống còn 6% vào năm 2020, thấp hơn so với mức 6,6% của năm 2018.

Trong một thông tin có liên quan, vào tháng trước, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết nền kinh tế toàn cầu đang tăng trưởng ở mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra hồi năm 2008. Trong đó, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chỉ đạt mức 3% trong năm nay, giảm mạnh so với dự báo đưa ra hồi tháng 7 là 3,2%. IMF cho rằng, đây cũng là hậu quả từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm sự không chắc chắn của Brexit và tác động từ các cuộc khủng hoảng địa chính trị khác.

Đối với các nền kinh tế tiên tiến, IMF dự đoán mức tăng trưởng sẽ giảm từ 2,3% trong năm 2018 xuống còn 1,7% vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap & BBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ

Hết tháng 4/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 2% so với tháng trước và tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này có sự đóng góp tích cực của ngành du lịch. Rõ ràng, để tạo ra những giá trị bền vững, sự hợp lực giữa các ngành để cùng phát triển là điều tất yếu.

Du lịch tác động tăng trưởng bán lẻ hàng hóa và dịch vụ
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Return to top