Thế giới

LHQ: Đông Nam Á cần có chính sách cứng rắn hơn để hạn chế ô nhiễm nhựa

ClockThứ Năm, 14/11/2019 18:20
TTH - Nằm trong nhóm các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nghiêm trọng nhất thế giới, các nước Đông Nam Á cần có các quy định cứng rắn hơn đối với bao bì nhựa để hạn chế lượng rác thải nhựa đổ ra biển, một báo cáo của Liên Hiệp quốc ngày 13/11 nêu rõ.

LHQ: Cần tạo một "thế giới kỹ thuật số" an toàn hơn cho trẻ emLHQ kêu gọi thúc đẩy thực hiện thỏa thuận hòa bình tại Colombia

Đông Nam Á nằm trong nhóm các quốc gia gây ô nhiễm đại dương nghiêm trọng nhất thế giới. Ảnh: TTXVN

Đông Nam Á là khu vực chịu trách nhiệm chính cho lượng rác thải nhựa trên đất liền đổ ra các đại dương trên thế giới, với hơn ½ lượng rác thải nhựa đến từ 4 quốc gia là Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan - cùng với Trung Quốc, nước gây ô nhiễm hàng đầu.

Nhiều quốc gia trong khu vực đang phải vật lộn với hệ thống phân loại và xử lý chất thải kém, cùng với sự gia tăng dân số và bùng nổ nhu cầu đối với các sản phẩm tiêu dùng… điều này đồng nghĩa với việc nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần sẽ được sử dụng và kết thúc tại bãi rác hoặc đổ ra môi trường.

Để chống lại cuộc khủng hoảng nhựa đang ngày càng gia tăng, Đông Nam Á – khu vực có 641 triệu người ở 10 quốc gia, cần đưa ra các chính sách toàn khu vực để điều chỉnh việc sử dụng bao bì nhựa, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) khuyến nghị trong một báo cáo dài 89 trang.

Ông Kakuko Nagatani-Yoshida, Điều phối viên khu vực phụ trách vấn đề hóa chất và chất thải của UNEP cho biết: "Đông Nam Á là nguồn thải chính và cũng là nạn nhân của nhựa, nơi rác thải nhựa đang “bóp nghẹt” các vùng biển, đe dọa hệ sinh thái và sinh kế của người dân... Do đó, nếu muốn giải quyết vấn đề rác thải trên biển ở quy mô toàn cầu, chúng ta phải giải quyết vấn đề ở khu vực này trước tiên".

Trên toàn thế giới, khoảng 8 triệu tấn nhựa được đổ xuống đại dương mỗi năm, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, theo dữ liệu đã được UNEP công bố. Trong những năm gần đây, khu vực này chứng kiến một số cá thể rùa biển và cá voi được tìm thấy đã chết với một lượng lớn rác nhựa trong dạ dày.

Tháng 6 vừa qua, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua tuyên bố chống rác thải nhựa trên biển, một động thái được các nhà môi trường khen ngợi là bước khởi đầu tốt. Tuy nhiên, có những nghi ngại liệu tuyên bố này sẽ được thực hiện đến đâu khi ASEAN có quy tắc không can thiệp vào nội bộ các quốc gia thành viên. Điều này sẽ đẩy việc hoạch định các chính sách cần thiết nằm trong tay mỗi quốc gia.

Gần đây, một số chính phủ ở Đông Nam Á đã đưa ra các kế hoạch và mốc thời gian rộng để giảm việc sử dụng nhựa. Từ nay đến năm 2025, Thái Lan có kế hoạch cấm 7 loại nhựa phổ biến nhất được tìm thấy trong đại dương như nắp chai, túi dùng một lần, cốc nhựa và ống hút. Nội các Thái Lan cũng vừa thông qua lệnh cấm túi nhựa tại các siêu thị và cửa hàng bách hóa thuộc 43 công ty, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/1/2020. Chính phủ Thái Lan cho biết chính sách này dự kiến ​​sẽ tiết kiệm 45 tỷ túi nhựa sử dụng một lần mỗi năm, tương đương 225.000 tấn rác thải khỏi phải đốt hoặc chôn lấp.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Yahoo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn TP. Huế được tiếp cận vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) TP. Huế để phát triển kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội trên địa bàn.

Hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách
Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Return to top