Thế giới

Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến khi số ca nhiễm COVID-19 giảm

ClockThứ Hai, 02/03/2020 14:45
TTH.VN - Vũ Hán – thành phố được xem là tâm dịch COVID-19 đã đóng cửa một bệnh viện tạm thời đầu tiên sau khi 34 bệnh nhân nhiễm bệnh cuối cùng tại viện này đã được điều trị khỏi hoàn toàn và xuất viện.

Số ca nhiễm bệnh tăng vọt, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch đối phó COVID-19WHO cảnh báo tình trạng tội phạm lợi dụng dịch COVID-19Thái Lan ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19Cập nhật Covid-19: Mỹ có ca tử vong đầu tiên, Hàn Quốc thêm 813 ca nhiễm mớiDoanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn khi cho phép lao động làm việc tại nhà

Vũ Hán đóng cửa bệnh viện dã chiến khi số ca nhiễm COVID-19 giảm. Ảnh minh họa: Dân trí

Đây là một trong số 16 bệnh viện dã chiến được chính phủ nước này xây dựng nhằm đối phó với tình trạng số bệnh nhân tăng cao trong giai đoạn vừa qua.

Tin tức của việc đóng cửa bệnh viện dã chiến được đưa ra khi tỉnh Hồ Bắc và thành phố Vũ Hán xác nhận số ca nhiễm mới giảm đáng kể. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn duy trì cảnh báo khi nhiều công dân nước này khi từ nước ngoài trở về quê hương đã dương tính với virus COVID-19.

Lần đầu tiên kể từ tháng 1/2020, thành phố Vũ Hán cho biết chỉ có ít hơn 200 trường hợp nhiễm mới. Tính đến ngày 1/3 vừa qua, Hồ Bắc có 196 ca nhiễm mới trên địa bàn toàn tỉnh. Ủy ban Y tế Quốc gia ngày 2/3 nhận định, con số này giảm rất sâu so với 570 ca ghi nhận vào ngày 29/2, cũng là thấp nhất kể từ 26/1.

Trong một diễn biến khác, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 202 ca nhiễm mới – mức thấp nhất kể từ ngày 22/1. Không tính Hồ Bắc, chỉ có 6 trường hợp dương tính với virus xác nhận ở Trung Quốc đại lục, nâng tổng số người nhiễm ở đây lên thành 80.026 trường hợp.

Số ca tử vong ở Trung Quốc đại lục là 2.912 ca tính đến hết ngày 1/3, tăng 42 trường hợp so với một ngày trước đó.

Về thông tin đóng cửa bệnh viện, được biết tính đến ngày 28/2, Vũ Hán đã xây dựng 16 bệnh viện dã chiến, bổ sung thêm 13.000 giường bệnh với 12.000 bệnh nhân được điều trị cho đến nay. Như vậy, số giường bệnh được cung cấp để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân ở Vũ Hán đã tăng từ 5.000 lên thành 23.000 giường trong mùa dịch này.

Vào tuần trước, 16 tỉnh trên toàn địa bàn Trung Quốc đã hạ cảnh báo khẩn cấp. Tỉnh mới nhất là Chiết Giang đã cắt giảm chuỗi các biện pháp ứng phó khẩn cấp từ cấp II xuống cấp I (hệ thống phản ứng khẩn cấp cho các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe ở Trung Quốc có 4 cấp độ, trong đó cấp I là nghiêm trọng nhất).

Mặc dù đã nhìn thấy nhiều tiến bộ, thành công trong công cuộc phòng, chống COVID-19, song Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định rằng Trung Quốc vẫn cần có cái nhìn dài hơi về dịch bệnh, các lỗ hổng trong pháp luật và các cơ chế ứng phó khẩn cấp, nhất là khi Bắc Kinh báo cáo 2 trường hợp dương tính mới là công dân Trung Quốc trở về từ Iran – nơi dịch bệnh lây lan nhanh khiến số người nhiễm tăng lên nhanh chóng.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top