Thế giới

COVID-19: Người dân thế giới lo ngại về vấn đề sức khỏe hơn kinh tế

ClockThứ Ba, 05/05/2020 18:17
TTH.VN - Phần lớn người dân trên khắp thế giới muốn Chính phủ của họ ưu tiên cứu lấy mạng sống của người dân hơn là các động thái nhằm khởi động lại nền kinh tế đang bị cản trở bởi những biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19, một cuộc khảo sát toàn cầu ngày 5/5 cho thấy.

Châu Á – Thái Bình Dương cần khẩn cấp giải quyết nạn đóiLãnh đạo thế giới cam kết hơn 8 tỷ USD chống lại COVID-19Australia thử nghiệm vaccine phòng chống Covid-19 trên chồnKinh tế châu Âu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất lịch sử do đại dịch

Người dân được kiểm tra thân nhiệt tại một khu chợ ở thủ đô Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Nhìn chung, 67% trong tổng số hơn 13.200 người được phỏng vấn trong khoảng thời gian từ ngày 15/4 đến ngày 23/4 đồng ý rằng, ưu tiên lớn nhất của Chính phủ nên là cứu sống càng nhiều mạng sống càng tốt, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa là nền kinh tế sẽ phục hồi chậm hơn.

Chỉ 1/3 số người được hỏi ủng hộ khẳng định cho rằng: “Điều đang trở nên quan trọng hơn đối với Chính phủ là cứu lấy việc làm và khởi động lại nền kinh tế, hơn là thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn cho mọi người”.

Nghiên cứu được triển khai bởi Công ty Truyền thông Hoa Kỳ Edelman, dựa trên nghiên cứu thực địa được thực hiện ở Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Nhật Bản, Mexico, Saudi Arabia, Hàn Quốc, Vương quốc Anh, và Hoa Kỳ.

Khoảng 76% số người dân Nhật Bản được hỏi đã nhất trí rằng, sức khỏe cộng đồng nên được ưu tiên hơn là nền kinh tế, so với 56% ở Trung Quốc, nơi dịch bệnh được phát hiện đầu tiên hồi cuối năm ngoái.

Tại Canada, Vương quốc Anh và Pháp, 70% trở lên số người được hỏi ủng hộ ưu tiên cho những mối quan tâm về sức khỏe. Tại Hoa Kỳ, con số này là 66%.

“Tình hình phức tạp vì bạn có hai cuộc khủng hoảng đồng thời, đó là khủng hoảng sức khỏe và khủng hoảng kinh tế”, ông Richard Edelman, Tổng giám đốc điều hành của Edelman nhận định.

Các Chính phủ trên khắp thế giới đã có những phản ứng khác nhau đối với đại dịch kể từ khi bắt đầu bùng phát vào đầu tháng 12/2019. Trong đó, các nhà chức trách ở New Zealand và Việt Nam đã được ca ngợi vì những động thái sớm nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch, bằng các biện pháp giãn cách xã hội.

Bên cạnh đó, khảo sát của Edelman cũng cho thấy, niềm tin vào tổ chức Chính phủ đã tăng lên, với mức tăng tổng cộng 11 điểm từ cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1, lên mức cao nhất mọi thời đại là 65%.

Con số này phản ánh sự đánh giá cao đối với sự hỗ trợ của Nhà nước đối với nền kinh tế và hoạt động của các dịch vụ y tế công cộng. Ngược lại, chỉ có 29% đồng ý rằng, các CEO và nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang thực hiện một "công việc xuất sắc" để đáp ứng nhu cầu trong thời điểm này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu

Bảo hộ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) là công cụ pháp lý đắc lực nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị sản phẩm. Khi càng có nhiều sản phẩm được bảo hộ thì danh tiếng, uy tín của sản phẩm vùng, địa phương trong tỉnh càng giá trị hơn. Đặc biệt, sản phẩm địa phương khi được bảo hộ quyền SHTT sẽ thuận lợi hơn khi vào các thị trường lớn.

Tăng giá trị kinh tế khi sản phẩm được xác lập quyền sở hữu
Return to top