Thế giới

New York trở lại làm việc, đeo khẩu trang và đo thân nhiệt

ClockThứ Tư, 10/06/2020 11:07
Sau gần 3 tháng phong tỏa vì cơn ác mộng mang tên COVID-19 và căng mình dẹp tàn tích các cuộc biểu tình bạo loạn phản đối cái chết của George Floyd, thành phố New York của Mỹ đã chính thức khởi động lại các hoạt động kinh doanh.

New York xét nghiệm cộng đồng để tái mở cửa thành phốNew York lên kế hoạch mở cửa lại ngành xây dựng, sản xuất hậu Covid-19Mỹ: New York, Los Angeles yêu cầu nhà hàng, quán bar đóng cửa vì COVID-19

Công nhân trở lại làm việc tại một công trình xây dựng ở Upper West Side ở Manhattan, thành phố New York, Mỹ, ngày 8-6-2020 - Ảnh: NYT

Sau nhiều tháng tự hỏi liệu New York có thể trở lại như bình thường hậu COVID-19, nay đã có những dấu hiệu dù nhỏ nhưng chắc chắn rằng chuyện đó sẽ xảy ra.

Hi vọng trở lại

Báo New York Times miêu tả ngày 8-6 là một ngày hoàn hảo, có nắng nhưng không quá nóng, để mở cửa lại nền kinh tế của thành phố, với khoảng 400.000 lao động quay lại làm việc trong một số ngành thuộc giai đoạn đầu của kế hoạch mở cửa lại gồm 4 giai đoạn của New York.

Các cửa hàng bán lẻ bắt đầu mở cửa đón số lượng khách hạn chế và triển khai dịch vụ curbside pickup (đặt hàng trực tuyến và lái xe đến lấy hàng đi mà không vào cửa hàng). Ngành xây dựng và sản xuất cũng bắt đầu nối lại hoạt động, theo Hãng tin AFP.

Ở quận Queens, các chuyến tàu điện ngầm vào giờ cao điểm đã đông đúc hơn so với những tuần trước, dù vẫn chưa bằng trước dịch COVID-19. Báo New York Times phản ánh khung cảnh những người đi làm đến các ga, đeo khẩu trang và cầm ly cà phê, kiểm tra điện thoại và lên những chuyến tàu đầy mùi chất khử trùng.

Công nhân xây dựng cũng xuất hiện tại các công trường, xếp hàng chờ kiểm tra thân nhiệt trước khi vào ca. "Chúng tôi đã ở nhà suốt hai tháng, ít nhiều cảm thấy muốn phát rồ" - Anthony Gianfrancesco (45 tuổi), quản lý một cửa hàng, chia sẻ trong ngày đầu tiên trở lại làm việc cùng nửa tá công nhân ở khu East Village.

Vẫn còn những bóng đen nhỏ phủ lên nỗ lực mở cửa lại của thành phố. Nhiều cửa hàng dọc đại lộ ở quận trung tâm Manhattan vẫn đóng cửa. Một số nhân viên bảo vệ đứng gác trước các cửa hàng được dựng các tấm ván ngăn hôi của và phá hoại ở đại lộ Saks Fifth. Trở lại làm việc, mua sắm, dạo phố từ ngày 8-6 cũng có nghĩa những ngày đáng buồn chìm trong dịch COVID-19 sẽ dần lùi xa.

Việc tái khởi động nền kinh tế của New York diễn ra một ngày sau khi thị trưởng thành phố Bill de Blasio dỡ bỏ lệnh giới nghiêm kéo dài một tuần, được áp dụng sau khi xảy ra tình trạng hôi của và đập phá trong các cuộc biểu tình phản đối cái chết của công dân da màu George Floyd hồi tuần trước.

Thống đốc bang New York Andrew Cuomo kêu gọi hàng ngàn người tham gia biểu tình nên làm xét nghiệm COVID-19 vì lo sợ họ sẽ làm gia tăng các ca nhiễm. Thành phố New York cũng tiếp tục cảnh báo người dân tuân thủ giãn cách xã hội và thường xuyên rửa tay.

Thành phố New York, với trên 205.000 ca nhiễm và hơn 22.000 người chết vì COVID-19, là khu vực mở cửa lại cuối cùng của bang New York sau khi đáp ứng 7 tiêu chí y tế, bao gồm giảm số ca nhập viện lẫn số người chết vì đại dịch này.

Cửa hàng tạp hóa ở New York ngày 9-6 mở cửa trở lại - Ảnh: REUTERS

Những điều bình thường nhỏ nhặt

Michael Gilsenan mừng ngày đầu tiên thành phố mở cửa lại bằng cách thưởng thức một ly cà phê và một chiếc bánh phô mai từ tiệm bánh trong khu phố tại Greenwich Village. Ông Gilsenan thậm chí không thích bánh phô mai, nhưng đây là cơ hội để trở lại với những điều bình thường nhỏ nhặt mà ông đã coi nhẹ đến khi COVID-19 tước chúng đi.

"Những điều bình thường này lại là những điểm nhấn trong cuộc đời bạn tại thành phố này. Tôi nghĩ vượt qua mọi sự tưởng tượng, chúng vẫn tồn tại đến ngày hôm nay" - ông Gilsenan, giáo sư đại học, chia sẻ.

Tại vùng Chelsea lân cận thành phố New York, ông Ashok Kumar không thể chờ lâu hơn nữa để mở toang cửa tiệm bán cây kiểng, kéo hơn 20 chậu hoa thu hải đường và tú cầu ra lề đường để chúng vươn mình đón nắng và không khí trong lành sau nhiều tháng trong nhà.

"Đã một thời gian dài rồi, nhưng vài tuần nữa chúng tôi sẽ cố gắng để đuổi kịp những gì chúng tôi từng có", ông Kumar nói và cho biết đã thiệt hại 70.000 USD vì cây héo trong thời gian đóng cửa do dịch COVID-19.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1.000 thành phố toàn cầu

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics vừa công bố Chỉ số Thành phố toàn cầu đầu tiên của đơn vị này, được cho là “đánh giá toàn diện về 1.000 nền kinh tế đô thị lớn nhất của thế giới”.

New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1 000 thành phố toàn cầu
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top