Thế giới

Mỹ, Nhật Bản đồng loạt ghi nhận tỷ lệ thất nghiệp cao

ClockThứ Ba, 30/06/2020 15:29
TTH.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây ra nhiều tác động tiêu cực lên các nền kinh tế, Mỹ và Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp tồi tệ. Gần 1/2 dân số Mỹ vẫn đang trong tình trạng thất nghiệp, trong khi số việc làm có sẵn tại Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1974.

Do đại dịch, thất nghiệp tăng cao là không tránh khỏi ở ASEANMỹ: Thêm hơn 2,4 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệpASEAN-6: Gần 21 triệu người lao động có nguy cơ mất việc do đại dịchNhững con số gây sốc về mức độ tàn phá của đại dịch Covid-19

Dòng người xin việc làm bên ngoài một công ty ở bang Virginia, Mỹ. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Gần 1/2 dân số Mỹ thất nghiệp

Gần 1/2 dân số Mỹ vẫn đang trong tình trạng thất nghiệp, cho thấy thị trường lao động của quốc gia này vẫn còn một đoạn đường dài để phục hồi trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Tỷ lệ việc làm trên dân số (tức số người có việc làm tính theo tỷ lệ phần trăm dân số trưởng thành của Mỹ) đã giảm xuống mức 52,8% trong tháng 5, đồng nghĩa với 47,2% người Mỹ thất nghiệp, theo Cục Thống kê Lao động Mỹ. Khi việc ngừng hoạt động do COVID-19 gây ra tác động tiêu cực lên thị trường lao động, tỷ lệ dân số làm việc giảm mạnh từ mức cao 61,2% vào tháng 1.

“Để đưa tỷ lệ việc làm trên dân số trở lại mức cao nhất vào năm 2000 (được ghi nhận ở mức 64,7%), chúng ta cần tạo ra 30 triệu việc làm”, ông Torsten Slok, chuyên gia kinh tế trưởng của Tập đoàn Ngân hàng Deutsche Bank cho biết trong một email.

Theo Hãng tin CNBC, các nhà đầu tư sẽ xem xét báo cáo việc làm tháng 6 được công bố trong tuần này để xây dựng bản cập nhật về tốc độ phục hồi của thị trường lao động. Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến ​​về Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đang kỳ vọng bảng lương phi nông nghiệp sẽ tăng thêm 3,15 triệu việc làm trong tháng 6, sau mức tăng đột biến 2,5 triệu việc làm trong tháng 5, đánh dấu mức tăng về số lượng việc làm lớn nhất từng có chỉ trong một tháng.

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp được dự báo ​​sẽ giảm xuống mức 12,4% trong tháng này, từ mức 13,3% trong tháng 5, theo Dow Jones. Tỷ lệ thất nghiệp không bao gồm những người ngừng tìm việc. Lực lượng lao động chiếm khoảng 60% dân số trưởng thành của Mỹ.

Sau sự sụt giảm bất ngờ hồi tháng 5, đã có những dấu hiệu cho thấy sự chậm lại trong việc cải thiện thị trường lao động khi nỗi lo về làn sóng thứ 2 của đại dịch COVID-19 ngày càng sâu sắc trong những tuần gần đây. Số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng cao hơn dự kiến liên tục ​​trong 2 tuần qua.

“Ngay bây giờ, sự phục hồi của nền kinh tế đang bị kéo xuống bởi hàng triệu và hàng triệu người Mỹ không có việc làm. Những tổn thất khổng lồ về việc làm đồng nghĩa với việc nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi khó khăn”, ông Chris Rupkey, chuyên gia kinh tế tài chính trưởng của Ngân hàng MUFG Union Bank khẳng định.

Các tiểu bang bao gồm Texas và Florida đã tạm dừng kế hoạch tiếp tục mở cửa trở lại trong bối cảnh mức tăng đột biến các trường hợp nhiễm virus. Số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 mới hàng ngày trên toàn quốc đã tăng 42% trong tuần qua lên mức trung bình khoảng 38.200 trường hợp vào ngày 28/6, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins.

Báo cáo việc làm tháng 6 của Mỹ sẽ được công bố vào ngày 2/7.

Việc làm có sẵn giảm mạnh nhất kể từ năm 1974

Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Nhật Bản tăng lên mức 2,9% trong tháng 5, số liệu chính thức được công bố ngày hôm nay (30/6) cho thấy, mức tăng hàng tháng thứ 3 liên tiếp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn thứ 3 của thế giới. Mức tăng 0,3 điểm phần trăm từ tháng 4 cho thấy cuộc suy thoái đầu tiên của Nhật Bản kể từ năm 2015 đang bắt đầu có tác động lên thị trường lao động.

Một chỉ số được theo dõi chặt chẽ khác chỉ ra, có 120 việc làm có sẵn cho mỗi 100 người tìm việc, so với 132 việc làm trong tháng 4, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ cú sốc dầu mỏ xảy ra hồi năm 1974.

So với hàng triệu người thất nghiệp mới được báo cáo ở các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản dường như đã vượt qua sự hỗn loạn kinh tế của đại dịch. Tuy nhiên, các nhà kinh tế nói rằng, tình hình không lạc quan như những con số thấp, với tình trạng thiếu hụt lao động dai dẳng cản trở các công ty và hàng triệu người phải vật lộn với những hợp đồng tạm thời bấp bênh.

Các nhà phân tích cũng nhận định, tỷ lệ thấp có thể không tính đến hàng triệu người chỉ đơn giản là rời khỏi thị trường lao động sau khi từ bỏ nỗ lực tìm kiếm việc làm.

Nhật Bản ghi nhận ít hơn 1.000 người tử vong do đại dịch và khoảng 19.000 trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh. Tuy nhiên, cùng với việc đóng cửa biên giới của đất nước, ngành du lịch và chi tiêu của người tiêu dùng rơi vào tình trạng tê liệt. Trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã cung cấp hàng nghìn tỷ yen (tương đương hàng tỷ USD) trong các gói kích thích và những khoản vay giá rẻ, đồng thời vẫn duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC, Business Times & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức

Theo Tạp chí CNBC, tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Đức và Mỹ đã đạt tổng trị giá 63 tỷ euro (tương đương 68 tỷ USD) trong thời gian từ tháng 1 - 3 năm nay. Trong khi đó, thương mại giữa Đức và Trung Quốc ở mức dưới 60 tỷ euro.

Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Return to top