Thế giới

42% Di sản Thế giới của UNESCO vẫn đang đóng cửa

ClockThứ Bảy, 01/08/2020 06:51
TTH.VN - Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 31/7 trích dẫn một tuyên bố của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) cho hay, 42% các Di sản Thế giới của UNESCO vẫn chưa được mở cửa trở lại do đại dịch COVID-19.

Đại dịch tiếp tục hoành hành, đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầuĐại dịch tác động đến nhiều di sản thế giới ở ASEANUNESCO: 90% bảo tàng trên toàn cầu phải đóng cửa vì COVID-19

Một ngôi chùa cổ của Hàn Quốc có tên trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO. Ảnh minh hoạ: Yonhap/AFP/TTXVN

Theo một cuộc khảo sát do UNESCO thực hiện và được hoàn thành vào ngày 20/7, 71 quốc gia đã hoàn toàn đóng cửa các Di sản Thế giới bên trong biên giới của họ. Những điểm đến văn hóa này thường rất phổ biến đối với khách du lịch. Các địa điểm đóng cửa chủ yếu nằm ở khu vực Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Á (bao gồm Indonesia, Ấn Độ và Pakistan), cũng như Iran và các quốc gia vùng Vịnh.

Tại khu vực Thái Bình Dương, New Zealand đang duy trì việc đóng cửa các địa điểm có tên trong danh sách Di sản Thế giới của UNESCO, trong khi quốc gia láng giềng Australia đã mở lại một phần các địa điểm Di sản Thế giới.

Bên cạnh đó, châu Âu dường như trở thành một ngoại lệ trong cuộc khảo sát nói trên. Gần như tất cả các quốc gia ở khu vực châu Âu hiện đang cho phép khách du lịch đến thăm các Di sản Thế giới của họ; mặc dù Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Ukraine và Romania chỉ mới mở lại một phần các địa điểm này. Ngoài ra, các khu vực Di sản Thế giới của Ireland vẫn đang đóng cửa.

Ở khu vực châu Phi, những quốc gia duy nhất bật đèn xanh cho hoạt động du lịch đến các Di sản Thế giới của họ là Tunisia, Mali, Angola, Mozambique, và Tanzania.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Jakarta Post & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế

Với những giá trị đặc biệt, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” vừa được UNESCO công nhận là Di sản Tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào ngày 8/5, và trở thành Di sản Tư liệu thế giới thứ 4 của Huế.

UNESCO ghi danh di sản tư liệu thứ 4 của Huế
Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới

Lúc 13h 9 phút, ngày 8/5 (giờ địa phương), tại thủ đô Ulaanbaatar, Mông Cổ, hồ sơ “Những bản đúc trên Chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam đã được thông qua và chính thức trở thành di sản tư liệu của Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO.

Bản đúc trên cửu đỉnh được ghi danh di sản tư liệu thế giới
Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới

Từ ngày 6 - 10/5, tại Mông Cổ diễn ra Hội nghị toàn thể Ủy ban Di sản ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (MOWCAP 2024) của UNESCO. Đợt này, toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 20 hồ sơ đệ trình, Việt Nam có 1 hồ sơ là Cửu đỉnh của Huế đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đệ trình hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh Cửu Đỉnh triều Nguyễn trở thành Di sản Ký ức thế giới
UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái

Theo báo cáo Giám sát Toàn cầu về Giáo dục (GEM) mới nhất vừa được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) công bố, các công nghệ kỹ thuật số và phần mềm dựa trên thuật toán - đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội - khiến các bé gái có nguy cơ cao bị xâm phạm quyền riêng tư, bắt nạt trên mạng và mất tập trung trong việc học tập.

UNESCO nhấn mạnh tác hại của truyền thông xã hội đối với bé gái
Return to top