Thế giới

UNESCO: 90% bảo tàng trên toàn cầu phải đóng cửa vì COVID-19

ClockThứ Ba, 19/05/2020 14:59
TTH.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục gây ra nhiều tác động trên toàn cầu, các bảo tàng cũng không phải là ngoại lệ. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) cho biết, gần 90% các tổ chức văn hóa quý giá đã phải đóng cửa, trong khi gần 13% đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng không bao giờ mở cửa trở lại.

Đổi mới trong thời kỳ Covid-19, Indonesia phát triển tour du lịch ảoNgười dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịch

Bảo tàng Louvre tại thủ đô Paris, Pháp. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với các bảo tàng, một nghiên cứu đã được UNESCO và Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) thực hiện. Nghiên cứu xác nhận rằng, hơn 85.000 tổ chức đã đóng cửa.

“Các bảo tàng đóng vai trò cơ bản trong khả năng phục hồi nhanh của các xã hội. Chúng ta phải giúp họ đối phó với cuộc khủng hoảng này và duy trì liên lạc của họ với các du khách”, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Audrey Azoulay giải thích. Các phân tích cũng tìm ra cách thức để ngành này thích ứng với đại dịch và cách mà tổ chức có thể cung cấp hỗ trợ một khi đại dịch kết thúc.

Để khẳng định khả năng phục hồi nhanh của nghệ thuật, UNESCO đã phát động phong trào ResiliArt hồi tháng trước, trong số những hoạt động khác, tiến hành trao đổi cấp cao trực tuyến giữa các chuyên gia quốc tế và thu hút sự ủng hộ dành cho thế giới văn hóa trong cuộc khủng hoảng. Trong khuôn khổ này, UNESCO vào giữa tháng 5 đã phát động một loạt các cuộc tranh luận dành cho các bảo tàng.

Theo UNESCO, bảo vệ xã hội đối với đội ngũ nhân viên bảo tàng, số hóa và kiểm kê những bộ sưu tập, cũng như phát triển nội dung trực tuyến nằm trong số những ưu tiên hàng đầu cần được giải quyết, và tất cả đều cần nguồn tài chính.

UNESCO cũng chỉ ra, kể từ năm 2012, số lượng các bảo tàng trên toàn cầu đã tăng gần 60%, cho thấy các bảo tàng trở nên quan trọng như thế nào trong chính sách văn hóa quốc gia trong thập kỷ qua.

Thanh Ngân (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng

Một chiếc thuyền độc mộc được nhóm thợ lặn tìm thấy và trục vớt ở lưu vực sông Bồ. Chiếc thuyền này sau đó đã được nhóm người này quyết định tặng lại cho Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế để nghiên cứu, phát huy giá trị.

Vinh danh người tặng hiện vật cho bảo tàng
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top