Thế giới

WB: Tăng trưởng kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương có thể chạm mốc thấp nhất từ năm 1967

ClockThứ Ba, 29/09/2020 19:05
TTH - Trong bản cập nhật mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ khiến cho tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, cũng như Trung Quốc chạm mốc thấp nhất trong vòng 50 năm, cùng lúc đẩy khoảng 38 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói trở lại.

Con đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịchWB: Tăng trưởng Đông Á - Thái Bình Dương giảm do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề toàn cầuChâu Á - Thái Bình Dương: “Ngọn hải đăng” của phát triển và cơ hội cho doanh nghiệp

Đông Á - Thái Bình Dương có thể sẽ giảm tăng trưởng sâu nhất từ năm 1967. Ảnh minh họa: Doanhnhanplus

Cụ thể, năm nay, khu vực chỉ chứng kiến mức tăng trưởng 0.9%, thấp nhất kể từ năm 1967. Riêng Trung Quốc, tăng trưởng có thể đạt 2%, được thúc đẩy bởi chi tiêu của chính phủ, xuất khẩu mạnh và tỷ lệ lây nhiễm mới thấp, song lại bị kìm hãm bởi tiêu thụ nội địa giảm sâu.

Trong khi đó, phần còn lại của Đông Á – Thái Bình Dương có thể sẽ giảm tăng trưởng đến 3,5%. Nguyên nhân là bởi sự hoành hành của đại dịch và nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của nó đã dẫn đến “sự cắt giảm đáng kể” trong hoạt động kinh tế.

Bản báo cáo ghi rõ: “Những khó khăn trong nước, cộng thêm suy thoái toàn cầu do đại dịch gây ra đã tạo nhiều khó khăn cho các nền kinh tế ở Đông Á và Thái Bình Dương vốn dựa vào thương mại và du lịch”.

Để giải quyết vấn đề, các quốc gia trong khu vực cần theo đuổi cải cách tài khóa để huy động nguồn thu nhằm đối phó với tác động kinh tế và tài chính từ đại dịch, đồng thời triển khai các chương trình bảo trợ xã hội để có thể giúp đỡ người lao động hội nhập trở lại với nền kinh tế.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư

Ở hầu hết các quốc gia phát triển, một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đáng tin cậy nhất đang chững lại. Trong nhiều thập kỷ, dòng người di cư nhanh chóng đã giúp các quốc gia bao gồm Canada, Australia và Vương quốc Anh ngăn chặn lực cản nhân khẩu học do dân số già hóa và tỷ lệ sinh giảm. Điều này hiện đang bị phá vỡ, khi lượng người đến tăng vọt kể từ khi biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà ở kéo dài.

Tình trạng thiếu nhà ở toàn cầu đang cản trở tăng trưởng nhờ nhập cư
Hài hòa mục tiêu tăng trưởng & chất lượng tín dụng

Khó khăn kinh tế đang tạo nên áp lực không nhỏ các cho tổ chức tín dụng khi nguy cơ nợ nhóm 2 (khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng khách hàng có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ) và nợ tiềm ẩn nợ xấu tăng mạnh tạo nên những rủi ro trong an toàn hệ thống tín dụng.

Hài hòa mục tiêu tăng trưởng  chất lượng tín dụng
Return to top