Thế giới

Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số nhất thế giới

ClockThứ Sáu, 02/10/2020 07:03
TTH.VN - Trong phiên bản mới nhất của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới của Viện Phát triển Quản lý (IMD) tại Thụy Sĩ, Hoa Kỳ tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong năm thứ 3 liên tiếp.

Nền kinh tế kỹ thuật số có thể giúp công dân kiểm soát tài chínhAPEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số

Hoa Kỳ dẫn đầu thế giới về năng lực cạnh tranh kỹ thuật số. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo đó, Hoa Kỳ ghi nhận kết quả tốt về giáo dục, nghiên cứu và phát triển. Quốc gia này cũng dẫn đầu bảng xếp hạng trong năm thứ 3 về sự tham gia điện tử của công dân.

Xếp ngay sau Hoa Kỳ, Singapore giữ vị trí là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số thứ 2 trên thế giới. Trước đó hồi tháng 6 năm nay, Singapore đã giữ vững vị trí hàng đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới trong phiên bản mới nhất của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới IMD, một cuộc khảo sát trên 63 nền kinh tế phân tích khả năng tạo ra sự thịnh vượng.

Nằm trong top 5 của Bảng Xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Kỹ thuật số Thế giới là Đan Mạch, Thụy Điển, và Hồng Kông. Trong đó, Hồng Kông tăng 3 bậc so với bảng xếp hạng hồi năm ngoái, lên vị trí thứ 5. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng lọt vào top 10 của bảng xếp hạng tổng thể năm nay, khi tăng 2 bậc để xếp hạng thứ 8.

Bảng xếp hạng đánh giá năng lực của 63 quốc gia và nền kinh tế trong việc sử dụng các công nghệ kỹ thuật số để thúc đẩy chuyển đổi kinh tế trong kinh doanh, Chính phủ và xã hội rộng lớn hơn.

3 yếu tố chính được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh kỹ thuật số bao gồm: kiến ​​thức (đánh giá năng lực hiểu và xây dựng các công nghệ mới); công nghệ (đánh giá khả năng phát triển những công nghệ kỹ thuật số mới); và sự sẵn sàng cho tương lai (đánh giá mức độ sẵn sàng khai thác chuyển đổi kỹ thuật số).

Đáng chú ý, cuộc khảo sát năm nay được thực hiện từ tháng 2-5 trong thời gian cao điểm của đại dịch COVID-19, cuộc khủng hoảng làm tăng sự phụ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số.

Ông Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Cạnh tranh Thế giới IMD cho rằng: “Thế giới hậu COVID-19 sẽ được đặc trưng bởi sự phục hồi hình chữ K, với 2 loại nền kinh tế: những nền kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng và những nền kinh tế phục hồi chậm hơn. Sự phục hồi được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như “sức khỏe” của tài chính công. Nhưng về cơ bản, cũng bởi khả năng cạnh tranh kỹ thuật số của các nền kinh tế đó".

Tất cả các quốc gia được xếp hạng hàng đầu đều thành thạo trong việc sử dụng tài năng kỹ thuật số một cách hiệu quả, có khuôn khổ quy định hiệu quả và nhanh chóng trong việc áp dụng các công nghệ mới.

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật tái tạo ngực miễn phí sau ung thư vú

Chiều 27/5, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ - Hàm mặt, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Huế phối hợp cùng đơn vị Phẫu thuật vi phẫu Đại học Stanford; Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Đại học Washington Seattle (Hoa Kỳ) tiến hành thăm khám, chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhân (BN) có nhu cầu tái tạo ngực sau ung thư vú.

Phẫu thuật tái tạo ngực miễn phí sau ung thư vú
New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1.000 thành phố toàn cầu

Hãng dự báo và phân tích tình hình kinh tế Oxford Economics vừa công bố Chỉ số Thành phố toàn cầu đầu tiên của đơn vị này, được cho là “đánh giá toàn diện về 1.000 nền kinh tế đô thị lớn nhất của thế giới”.

New York dẫn đầu bảng xếp hạng 1 000 thành phố toàn cầu
Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương

Số hóa là động lực thúc đẩy kết nối và hòa nhập, từ việc hỗ trợ mở tài khoản ngân hàng mới và hoạt động kinh doanh mới cho đến giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và tạo việc làm, các nền tảng và công nghệ kỹ thuật số mang lại lợi ích kinh tế to lớn.

Thu hẹp khoảng cách kỹ thuật số ở châu Á - Thái Bình Dương
Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024

Sáng 8/5, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức hội thảo “Thực trạng và giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh Thừa Thiên Huế (PII) 2024. Tham gia hội thảo có các ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo Cục Phát triển Công nghệ và ĐMST (Bộ KH&CN), các sở, ban ngành, đơn vị, doanh nghiệp tại địa phương.

Giải pháp cải thiện chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024
Return to top