Thế giới

Châu Âu hành động khẩn cấp khi đại dịch diễn biến nghiêm trọng

ClockThứ Ba, 27/10/2020 21:05
TTH - Người đứng đầu Chương trình Y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Mike Ryan cho biết, châu Âu cần triển khai những hành động khẩn cấp trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19. Đồng thời, ông cũng cảnh báo rằng việc thiếu khả năng kiểm soát và truy vết nguồn lây nhiễm có thể đẩy tình trạng dịch bệnh ở đây đi vào bóng tối, tờ CNA ngày 27/10 đưa tin.

Một loại vaccine COVID-19 có thể đưa vào sử dụng cuối năm 2020

Tình hình dịch bệnh ở châu Âu ngày càng nghiêm trọng. Ảnh minh họa: Reuters/Thanh Niên

Ở châu Âu, bức tranh đại dịch đang không ngừng “ảm đạm” khi các nước báo cáo tỷ lệ lây nhiễm tăng cao kỷ lục, dẫn đầu là Pháp với số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày, cụ thể là riêng ngày 25/10 vừa qua đã leo lên đến hơn 50.000 trường hợp. Với tình hình này, thậm chí Pháp có thể chứng kiến đến 100.000 ca nhiễm mỗi ngày. Cùng lúc ở Nga, số ca nhiễm mới ghi nhận đầu tuần này (ngày 26/10) là 17.347 trường hợp, khi điện Kremlin cảnh báo đại dịch đang lây lan với các ổ nhiễm lớn bên ngoài Moscow. Chính phủ Bỉ cũng cho biết công suất hoạt động của đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) sẽ chạm mốc tối đa trong vòng 15 ngày, nhất là khi số ca dương tính với COVID-19 ở nước này hiện đã là hơn 330.000 trường hợp…

Châu Âu chiếm 46% số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu và gần 1/3 số ca tử vong, tức hơn 250.000 người tử vong do đại dịch. Các chính phủ đã và đang cố gắng tránh lệnh phong tỏa, tức tránh khả năng đóng cửa nền kinh tế. Song số trường hợp nhiễm bệnh tăng nhanh đã buộc nhiều nơi ở châu Âu phải thắt chặt hạn chế.

Chuyên gia hàng đầu của WHO Mike Ryan cho hay: “Nhiều quốc gia hiện đang phải đối mặt với việc phải phong tỏa đất nước trong những tuần tới. Tôi chắc chắn rằng đó không phải là tình huống mà bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu hoặc trên thế giới muốn phải đối mặt”.

Trong một ý kiến khác có liên quan, người đứng đầu bộ phận kỹ thuật của WHO, bà Maria Van Kerkhove nhận định: “Chúng tôi vẫn hi vọng rằng các quốc gia sẽ không phải rơi vào cái bẫy gọi là phong tỏa đất nước”.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus thông tin, trong đợt dịch đầu tiên, Italy và Tây Ban Nha đã “có những hành động nghiêm túc để bảo vệ những người dễ bị tổn thương, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm. Sự kết hợp này là điều rất quan trọng”. Do đó, chính phủ và nhân dân các nước trong khu vực cần phải chia sẻ và phải làm mọi thứ để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA, Euro News & Worldmeters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang

Chiều 21/5, Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương do ông Vũ Thanh Mai - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 38, Trưởng Đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang về kết quả sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X về đẩy mạnh công tác bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới.

Đoàn công tác Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc với Trung tâm Y tế huyện Phú Vang
Trang trọng đại lễ Phật đản Phật lịch 2568

Ngày 20/5, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Vang tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Tham dự có lãnh đạo huyện cùng các tăng ni phật tử trên địa bàn.

Trang trọng đại lễ Phật đản Phật lịch 2568
​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”

Chiều 19/5, Chương trình "Vinh quang Việt Nam năm 2024" với chủ đề “20 năm khơi nguồn sức mạnh Việt Nam” diễn ra tại Hà Nội. Chương trình được sự chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp Ban Thi đua Khen thưởng Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương do Báo Lao Động trực tiếp tổ chức.

​Bệnh viện Trung ương Huế được vinh danh tại “Vinh quang Việt Nam 2024”
Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, vào năm 2022, chỉ có 3,88 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra và nuôi sống ở Liên minh châu Âu (EU), đánh dấu lần đầu tiên con số này giảm xuống dưới 4 triệu trẻ và là mức thấp nhất kể từ năm 1960. Trước đó, năm 1990, có 5,1 triệu trẻ sơ sinh được sinh ra ở EU, trở thành năm cuối cùng số ca sinh ở khu vực này vượt quá mốc 5 triệu.

Châu Âu đứng trước khủng hoảng sinh sản
Return to top