Thế giới

Một loại vaccine COVID-19 có thể đưa vào sử dụng cuối năm 2020

ClockThứ Tư, 07/10/2020 08:19
TTH.VN - Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo nhiều khả năng một loại vaccine chống lại COVID-19 sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng rộng rãi cuối năm nay.

IMF: Đầu tư công là chìa khóa để phục hồi từ COVID-19WHO: Cứ khoảng 10 người thì có 1 người có thể đã nhiễm COVID-19Giá tiêu dùng tăng khiến các nền kinh tế mới nổi không thể cắt giảm lãi suấtNgành y tế Ireland khuyến nghị cách ly toàn xã hội lần thứ hai11 người liên quan đến cuộc tranh luận bầu cử tổng thống dương tính với COVID-19

Kế hoạch thúc đẩy phát triển vaccine COVID-19 vẫn đang tiếp diễn. Ảnh minh họa: THX/ Sài Gòn Giải Phóng 

Với nhận định này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước thể hiện sự đoàn kết, cũng như thúc đẩy cam kết chính trị của chính phủ ở mọi quốc gia để đảm bảo phân phối vaccine một cách bình đẳng khi chúng có sẵn.

Theo đó, Cơ sở Tiếp cận Vaccine COVID-19 toàn cầu (COVAX) của WHO đang có 9 loại vaccine thử nghiệm với mục tiêu phân phối 2 tỷ liều vào cuối năm 2021.

Trong một diễn biến có liên quan, tính đến 7h30p sáng 7/10 theo giờ Việt Nam, thế giới ghi nhận hơn 36 triệu người nhiễm COVID-19, hơn 1 triệu ca tử vong và hơn 27 triệu người đã phục hồi. Ba quốc gia có số ca nhiễm cao nhất hiện vẫn đang là Mỹ, Ấn Độ và Brazil với lần lượt 7,7 triệu ca nhiễm; 6,7 triệu ca nhiễm và 4,9 triệu ca.

Người sáng lập Microsoft Bill Gates nhận định, với tình hình như hiện nay, nếu sớm có vaccine COVID-19 để đưa vào sử dụng, phân phối hợp lý, các nước giàu hoàn toàn có thể bình thường hóa trở lại vào cuối năm 2021.

Được biết, vaccine COVID-19 được phát triển bởi Pfizer/BioNTech và đại học AstraZeneca/Oxford hiện đang là hai trong số những ứng cử viên hàng đầu của cuộc đua trở thành “người đầu tiên” nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý cấp cao.

Trước đó, tỷ phú Bill Gates đã quyên góp 36 tỷ USD cho Quỹ Bill & Melinda Gates để hướng đến nỗ lực giải quyết tình trạng nghèo cùng cực và chăm sóc sức khỏe kém. Ngoài ra, tháng trước, quỹ này cũng đã ký một thỏa thuận với 16 công ty dược phẩm và cam kết sẽ mở rộng quy mô sản xuất với tốc độ lớn chưa từng có, đảm bảo rằng các loại vaccine được chấp thuận sẽ được phân phối càng sớm càng tốt.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top