Thế giới

Nhật Bản đẩy mạnh nhiên liệu amoniac hướng tới mục tiêu không phát thải

ClockThứ Tư, 28/10/2020 14:06
TTH.VN - Nhật Bản sẽ cố gắng mở rộng việc sử dụng amoniac làm nhiên liệu như một phần của nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính hơn nữa, Bộ Công nghiệp nước này cho biết.

Các công ty Nhật Bản trình diễn công nghệ không phát thải carbonViệt Nam là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của Thủ tướng Nhật Bản

Sau khi Thủ tướng Suga tuyên bố đưa lượng phát thải về 0 vào năm 2050, Chính phủ Nhật Bản đang xúc tiến tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Ảnh minh họa: TTXVN

Một ngày sau khi Thủ tướng Yoshihide Suga đặt mục tiêu cắt giảm khí nhà kính phát thải về 0 vào năm 2050, Bộ Công nghiệp nước này đã thành lập một hội đồng chung với các công ty tư nhân để phát triển năng lượng từ amoniac - một nguồn năng lượng hiệu quả cùng với hydro và các năng lượng tái tạo khác - do hợp chất này không thải ra carbon dioxide khi bị đốt cháy.

“Với các công ty Nhật Bản đang đi đầu trong nỗ lực sử dụng loại nhiên liệu mới này, đất nước chúng ta có thể đi đầu trên thế giới trong việc mở rộng sử dụng,” Ryo Minami, Tổng Giám đốc Vụ Tài nguyên và Nhiên liệu của Bộ, cho biết tại cuộc họp đầu tiên của hội đồng.

Ông nói, nếu tất cả các nhà máy đốt than của Nhật Bản sử dụng amoniac cho 20% nguồn nhiên liệu của họ, thì sẽ cần khoảng 20 triệu tấn hàng năm, tương đương với khối lượng thương mại hiện tại của thế giới mỗi năm.

Hiện nay, đất nước nghèo tài nguyên Nhật Bản tiếp tục coi năng lượng hạt nhân là một phương tiện hữu hiệu để đạt được một xã hội giảm phát thải carbon dioxide. Tuy nhiên, nhiều nhà máy điện hạt nhân đang ngưng hoạt động sau thảm họa Fukushima năm 2011 do một trận động đất và sóng thần lớn gây ra, vì các nhà máy này hiện cần đáp ứng các quy định an toàn nghiêm ngặt hơn.

Theo kế hoạch năng lượng trung và dài hạn được biên soạn vào năm 2018, Chính phủ Nhật Bản đang đặt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm 22 đến 24%; nhiên liệu hóa thạch, bao gồm than và khí đốt tự nhiên hóa lỏng, chiếm 56% và năng lượng hạt nhân chiếm 20 đến 22% phát điện của đất nước vào năm tài khóa 2030.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tín dụng phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia:
Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2: Sức mạnh từ những "cánh tay nối dài"

Không thể phủ nhận, nguồn vốn có vai trò chiến lược trong nâng cao thu nhập, định hình các mô hình phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng các hạ tầng thiết yếu, song muốn nguồn vốn này phát huy được hiệu quả cũng như có tác động dài hơi, cần sự tham gia hỗ trợ từ nhiều phía.

Vốn cần, nhưng chưa đủ - Bài 2 Sức mạnh từ những cánh tay nối dài
Return to top