Thế giới
CÁC CÔNG TY FINTECH THANH TOÁN

Đang thúc đẩy cuộc cách mạng thương mại điện tử

ClockChủ Nhật, 28/03/2021 08:30
TTH - Đã từng ít được biết đến trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra; nhưng giờ đây, các công ty khởi nghiệp trong ngành thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ đang trở nên rất đáng giá, khi cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu khiến mọi người ngày càng hướng tới thương mại điện tử.

Trạng thái bình thường mới trong xu hướng kỹ thuật số của các SMETăng cường các giao dịch thương mại điện tử để thu hút kháchMột vài quan điểm của liên minh châu Âu về RCEP

Hình thức thanh toán bằng ví điện tử ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Ảnh minh họa: BNEWS/TTXVN

Các hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán di động và thanh toán bằng thẻ không tiếp xúc không có gì mới; tuy nhiên, việc áp dụng những biện pháp phong toả và lo ngại lây nhiễm dịch bệnh đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong bối cảnh đại dịch.

Ông Marc-Henri Desportes, Phó Giám đốc Điều hành của Công ty dịch vụ thanh toán và giao dịch Worldline của Pháp cho rằng: “Năm 2020 đã thúc đẩy đáng kể sự chuyển đổi đối với ưu tiên của người tiêu dùng sang hình thức thanh toán điện tử và mua sắm trực tuyến”.

Trong đó, bộ ba công ty khởi nghiệp bao gồm Stripe, SumUp, và Pledg đã được hưởng lợi từ sự chuyển đổi này. Được thành lập bởi 2 anh em người Ireland vào năm 2011, Stripe đã dẫn đầu lĩnh vực thanh toán cho ngành thương mại điện tử sau khi định giá của công ty tăng vọt lên 95 tỷ USD trong tuần qua, tăng gần gấp 3 lần kể từ năm ngoái. Công ty xử lý thanh toán có trụ sở tại California (Mỹ) đã đạt mức định giá mới sau khi huy động được 600 triệu USD tài trợ từ các nhà đầu tư hồi cuối tuần trước, nhờ mức sử dụng của công ty tăng đột biến sau sự chuyển đổi từ hình thức thương mại truyền thống sang thương mại điện tử, hiện đang lan rộng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, Stripe vẫn còn một chặng đường dài để bắt kịp những cái tên như Mastercard, được định giá trên 300 tỷ USD.

Ngoài ra, công ty khởi nghiệp SumUp của Vương quốc Anh, đơn vị cung cấp các thiết bị thanh toán thẻ và dịch vụ trực tuyến, đã huy động được 750 triệu euro tiền tài trợ. Cùng lúc đó, công ty khởi nghiệp Pledg có trụ sở tại Paris (Pháp), chuyên về dịch vụ trả góp, cũng huy động được 80 triệu euro.

“Chúng tôi đã thực hiện sự chuyển đổi trong 1 năm, trong khi với thời gian bình thường sẽ phải mất 3 hoặc 5 năm”, ông Marc-Henri Desportes nói thêm.

PayPal và WeChat

Theo một nghiên cứu do Công ty tư vấn Accenture thực hiện và được công bố vào năm ngoái,

doanh thu thanh toán toàn cầu có thể tăng 500 tỷ USD trong những năm tới, và đạt 2 nghìn tỷ USD vào năm 2025. Những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực này bao gồm các công ty PayPal, Apple Pay, Visa của Mỹ; và WeChat Pay, Alipay của Trung Quốc.

Những cái tên khác cũng đang trên xu hướng gia tăng, bao gồm công ty Square của Mỹ, và công ty Adyen có trụ sở tại Hà Lan. Ông Matt Palframan, Giám đốc bộ phận nghiên cứu dịch vụ tài chính tại Công ty phân tích dữ liệu và nghiên cứu thị trường YouGov nhận định: “Định giá gần đây của Stripe có thể là một tín hiệu cho thấy, các động lực tăng tốc của COVID-19 sẽ thực sự giúp các công ty công nghệ tài chính (fintech) trở nên dễ thành công hơn, với thị phần lớn hơn”.

Bên cạnh đó, điều thực sự thú vị là liệu người tiêu dùng sẽ quay lại cách họ đã sống trước lúc đại dịch bùng phát một khi chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, và liệu một vài sự thay đổi hành vi này sẽ trở nên vĩnh viễn hay không. Câu hỏi này rất quan trọng đối với các công ty công nghệ tài chính như Stripe, đơn vị hỗ trợ các nhà bán lẻ trực tuyến xử lý các thanh toán, ông Matt Palframan nói thêm.

Giá trị khả thi

Câu hỏi đó cũng quan trọng đối với các công ty khác, nơi cung cấp các dịch vụ phụ, chẳng hạn như xác thực đa yếu tố, chương trình khách hàng thân thiết và thanh toán trả góp, đang ngày càng trở nên phổ biến hơn trong số các nhà bán lẻ.

Khi tiền hoa hồng cho mỗi giao dịch thấp, số lượng sẽ là chìa khóa để trở nên có lợi nhuận. Có thể thấy, một đơn vị xử lý thanh toán như Worldline đang xử lý 10 tỷ giao dịch mỗi năm cho các nhà bán lẻ.

Ông Thomas Rocafull, chuyên gia tư vấn tại Công ty tư vấn quản lý Sia Partners cho biết: “Sẽ có giá trị khả thi, nhất là từ những thương nhân vốn đã quen với việc chuyển giao một số điểm phần trăm của các giao dịch cho bên xử lý thanh toán”. Trong khi đó, các nhà bán lẻ cũng có lợi. Một khi khách hàng đã cố gắng nhập các thông tin chi tiết thanh toán vào ứng dụng hoặc ví điện tử, họ có thể sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi thay đổi ý định, ông Thomas Rocafull nói thêm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Tech Wire Asia & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc

Ngày 15/5 tại New York đã diễn ra phiên họp cấp đại sứ của Nhóm bạn bè về giáo dục và học tập trọn đời. Tham dự phiên họp có Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Amina J.Mohammad, Trợ lý Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) về Giáo dục Stefania Giannini cùng Đại sứ, Trưởng Phái đoàn và đại diện của gần 30 nước thành viên LHQ.

Việt Nam ủng hộ thúc đẩy vấn đề giáo dục trong Chương trình nghị sự Liên hợp quốc
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 33, sáng 13/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Return to top