Thế giới

WHO đưa ra kết luận về nguồn gốc của virus Sars-CoV-2

ClockThứ Ba, 30/03/2021 10:29
Trong báo cáo về kết quả cuộc điều tra nguồn gốc virus Sars-CoV-2, Tổ chức Y tế thế giới đánh giá việc virus lọt ra từ phòng thí nghiệm là “ít có khả năng” và giả thuyết cao nhất hiện nay là virus đã truyền sang người qua một vật chủ trung gian hiện vẫn chưa được xác định.

Phát hiện mới về nguồn gốc của SARS-CoV-2Biến thể SARS-CoV-2 khiến thế giới đứng trước nguy cơ uổng phí hy sinh 1 năm chống dịch

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: BBC

Thông tin trong buổi họp báo được tổ chức chiều ngày 29/3 tại trụ sở WHO - Tổ chức Y tế thế giới ở Geneva (Thụy Sỹ), Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, sau một thời gian dài chờ đợi, bản báo cáo về kết quả cuộc điều tra nguồn gốc virus Sars-CoV-2 do WHO tiến hành tại Trung Quốc hồi tháng 01 năm nay sẽ chính thức được công bố trong ngày 30/3 trên trang web của tổ chức này, sau khi thông báo cho các nước thành viên.

Theo người đứng đầu WHO, sau khi báo cáo chính thức được công bố, các chuyên gia quốc tế cũng dự tính sẽ tổ chức một cuộc họp báo để thảo luận và trả lời tất cả những thắc mắc liên quan đến nội dung chi tiết của bản báo cáo.

Hiện tại, dù bản báo cáo chính thức chưa được công bố nhưng nhiều hãng tin uy tín trên thế giới cho biết đã có được bản sao báo cáo chính thức, trong đó đề cập các kết luận đầu tiên mà nhóm chuyên gia của WHO đưa ra về nguồn gốc virus Sars-CoV-2.

Trong báo cáo của mình, các chuyên gia WHO kết luận, giả thuyết virus Sars-CoV-2 truyền sang người qua một vật chủ trung gian là giả thuyết có khả năng cao nhất. WHO đánh giá mức độ khả tín của giả thuyết này là từ “có khả năng đến rất có khả năng”.

Ngược lại, nhóm chuyên gia WHO cũng kết luận giả thuyết về việc virus Sars-CoV-2 lọt ra từ phòng thí nghiệm là “cực kỳ ít có khả năng”. Kết luận này đi ngược lại cáo buộc trong thời gian dài của nhiều chính trị gia và truyền thông phương Tây, như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng Trung Quốc đã để lọt virus Sars-CoV-2 từ phòng thí nghiệm của Viện virus học Vũ Hán, dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào.

Ngoài hai giả thuyết trên, nhóm chuyên gia của WHO cũng đã đưa ra nhận định về hai giả thuyết khác, trong đó cho rằng khả năng virus Sars-CoV-2 lây trực tiếp sang người từ vật chủ, nhiều khả năng là dơi, là “có thể và có khả năng”, trong khi giả thuyết lây qua thực phẩm đông lạnh là “có thể”. Đây vốn là giả thuyết được các nhà khoa học Trung Quốc nhiều lần đề cập.

Về cơ bản, các chi tiết trong bản báo cáo của WHO không khác nhiều so với các thông tin đã lọt ra trên báo chí cách đây nhiều tuần. Tuy nhiên, trước sự phức tạp và nhạy cảm của chủ đề nguồn gốc virus Sars-CoV-2 vốn đang bị chính trị hóa cao độ trong thời gian qua khi căng thẳng giữa Trung Quốc và phương Tây leo thang, Tổng Giám đốc WHO cũng tái khẳng định tổ chức này chưa loại bỏ bất cứ một giả thuyết nào.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố vừa phê duyệt loại vaccine thứ 2 ngừa sốt xuất huyết, một động thái có thể bảo vệ hàng triệu người trên toàn thế giới chống lại căn bệnh do muỗi truyền vốn đang lây lan khắp châu Á, châu Phi, châu Mỹ, và lan sang cả các khu vực trước đây chưa từng bị ảnh hưởng.

WHO phê duyệt vaccine sốt xuất huyết thứ hai, mở rộng khả năng tiếp cận toàn cầu
Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi

Có ít người thích tiêm vắc-xin; và đối với các phụ huynh có con nhỏ, họ thậm chí còn ít thích chúng hơn khi đến thời điểm các con phải đi tiêm vắc-xin. Tuy nhiên hiện nay, có thể có một giải pháp thay thế dễ dàng hơn dưới dạng miếng dán, có thể dán lên da một cách đơn giản.

Tổ chức Y tế thế giới WHO  Dữ liệu ban đầu về “miếng dán” vắc-xin cho thấy hứa hẹn trong cuộc chiến chống bệnh sởi
WHO: Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19

​Bằng chứng mới từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy việc lạm dụng kháng sinh đã diễn ra rộng rãi trong giai đoạn đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới, điều này có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan “thầm lặng” của tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

WHO Lạm dụng kháng sinh diễn ra tràn lan ở các bệnh nhân COVID-19
Return to top