Thế giới

Europol: COVID-19 và vấn nạn ma tuý đẩy châu Âu đến “điểm tới hạn”

ClockThứ Ba, 13/04/2021 10:17
TTH.VN - Đại dịch COVID-19 có thể thúc đẩy tội phạm có tổ chức đổ tới châu Âu cộng với nạn buôn bán ma tuý quy mô lớn, đã đẩy lục địa này đến “điểm tới hạn”, Cục Cảnh sát châu Âu (Europol) cảnh báo hôm thứ Hai (12/4).

Mỹ thu giữ 13 tấn cocaine trên vùng biển Thái Bình DươngColombia bắt giữ 12 tấn cocaineAustralia thu giữ khối lượng ma túy lớn nhất từ trước tới nayLực lượng quân đội Colombia tịch thu hơn 1,5 tấn cocaine

Châu Âu chứng kiến sự gia tăng các vụ buôn bán ma tuý. Ảnh minh hoạ: Reuters/NLD

Trong báo cáo mới được công bố, Europol cho biết các băng nhóm tội phạm bạo lực ngày càng gia tăng và có khả năng tấn công vào các doanh nghiệp hợp pháp bị tổn thương bởi những thiệt hại kinh tế do COVID-19 gây ra. Ngoài ma tuý, những băng nhóm tội phạm cũng cung cấp vaccine COVID-19 giả và bộ dụng cụ xét nghiệm giả nhằm lợi dụng các nỗ lực toàn cầu để phục hồi sau đại dịch.

Giám đốc Europol, bà Catherine De Bolle cho rằng châu Âu đang ở “điểm tới hạn”, với những tác động đến cuộc sống của công dân và nền kinh tế của nhà nước pháp quyền quá lớn. “Một đại dịch kéo dài sẽ gây căng thẳng nặng nề cho các nền kinh tế châu Âu và toàn cầu” và một cuộc suy thoái kinh tế được dự báo “có thể hình thành tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức trong nhiều năm tới”, báo cáo nêu rõ.

“Đánh giá mối đe dọa tội phạm nghiêm trọng và có tổ chức” là một báo cáo được phát hành 4 năm/lần và sẽ được các quốc gia thành viên EU sử dụng để đặt ra các ưu tiên chống tội phạm cho đến năm 2025.

Mức độ buôn bán cocain cao chưa từng có

Europol cho biết hoạt động buôn bán ma túy nói riêng đang làm nạn tham nhũng trở nên nghiêm trọng hơn trên khắp EU. Cơ quan này cho biết “số lượng cocaine chưa từng có được buôn từ Mỹ Latinh sang EU, tạo ra lợi nhuận hàng tỷ euro” cho bọn tội phạm ở cả châu Âu và Nam Mỹ.

Các cuộc đột kích của cảnh sát tại các cảng lớn của EU như Antwerp, Hamburg và Rotterdam đã dẫn tới ​​các vụ bắt giữ kỷ lục gồm một lô hàng 23 tấn cocaine của cảnh sát Hà Lan và Đức vào cuối tháng 2 vừa qua.

Việc buôn bán ma tuý cũng làm gia tăng mức độ bạo lực và bọn tội phạm giờ đây “không sợ sử dụng súng, lựu đạn và tra tấn”, bà De Bolle nói.

Song song đó, sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào năm ngoái có tác động lớn hơn nữa đến cách thức hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức. Các công ty bị suy yếu bởi đại dịch có thể trở thành “miếng mồi ngon” cho các băng nhóm muốn hợp pháp hóa tội ác của chúng hoặc sử dụng các doanh nghiệp hợp pháp cho các hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như rửa tiền, Europol cho biết.

Buôn bán vaccine giả

Đại dịch cũng chứng kiến ​​các kiểu tội phạm được biến đổi để kiếm lợi từ nhu cầu và nỗi sợ hãi của xã hội.

"Trong những giai đoạn đầu, chúng tôi đã chứng kiến ​​sự gia tăng buôn bán khẩu trang và dụng cụ rửa tay giả. Giờ đây, chúng tôi lại nhìn thấy sự gia tăng trong việc buôn bán vaccine và bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà giả mạo… Các loại vaccine giả này là nguy cơ cho sức khỏe của bạn”, bà De Bolle cho biết.

Đại dịch COVID-19 cũng đã làm gia tăng tình trạng tội phạm mạng khi các biện pháp hạn chế được áp đặt ở nhiều quốc gia đã khiến người dân phải sống và làm việc trực tuyến nhiều hơn, Europol cho biết.

Hồi đầu năm nay, Interpol đã tiêu diệt EMOTET, công cụ phần mềm độc hại của bọn tội phạm mạng "nguy hiểm nhất thế giới", được sử dụng để đột nhập vào hệ thống máy tính.

Gian lận trực tuyến hiện là một vấn đề lớn, gồm các vụ gian lận đầu tư và lừa đảo bằng phần mềm độc hại, cũng như tình trạng lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên trực tuyến. Tội phạm mạng cũng có khả năng phát động “các cuộc tấn công tinh vi và quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng để truy cập và đánh cắp dữ liệu nhạy cảm” khi thế giới ngày càng trực tuyến nhiều hơn.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng

Đó là lời khuyên từ các chuyên gia trước thông tin tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của hãng dược AstraZeneca có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp, gây cục máu đông (TTS). Người dân cần tìm hiểu, lắng nghe cẩn trọng, khuyến cáo tránh tình trạng đổ xô đi làm các xét nghiệm không cần thiết.

Người tiêm vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca không nên lo lắng
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top