Thế giới

OECD: Kinh tế toàn cầu phục hồi nhanh hơn dự kiến,​​ nhưng không đồng đều

ClockThứ Sáu, 12/11/2021 07:51
TTH.VN - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ông Mathias Cormann cho hay, nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi mạnh mẽ và nhanh chóng hơn so với dự kiến. Trong đó, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu dự kiến sẽ ​​tăng trưởng ở mức 5,7% trong năm nay, và 4,5% vào năm tới.

Ba đề xuất của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các CEO hàng đầu APECThương mại tự do là chìa khóa để phục hồi sau đại dịch COVID-19APEC 2021: Thảo luận kế hoạch thúc đẩy Tầm nhìn APEC 2040

Ông Mathias Cormann, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ảnh minh họa: AAP/TTXVN

Đây là nhận định được ông Mathias Cormann đưa ra trong một bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh doanh nghiệp Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2021, được tổ chức từ ngày 11-12/11.

Hội nghị này nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 28; bên cạnh các hoạt động chính khác bao gồm: Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 28; Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC; Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao Kinh tế APEC; Hội nghị Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC); và Hội nghị Tổng kết các Quan chức Cao cấp APEC.

Theo Tổng Thư ký OECD, các hỗ trợ chính sách, sự phát triển và tiến độ triển khai nhanh chóng các loại vaccine ngừa COVID 19, cũng như việc đẩy mạnh chuyển đổi kỹ thuật số của các nền kinh tế đã đóng góp vào triển vọng lạc quan này.

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế vẫn không đồng đều giữa các quốc gia và các lĩnh vực; trong khi đó, các rủi ro bất lợi vẫn đáng kể, bao gồm những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch COVID-19 có thể xuất hiện, và áp lực lạm phát vẫn còn.

“Nhằm tối ưu hóa sức mạnh của sự phục hồi, chúng ta cần phải vượt qua thách thức về sức khỏe cộng đồng. Đầu tiên và quan trọng nhất, điều đó đồng nghĩa rằng, những nỗ lực cần được tiếp tục để càng nhiều người trên khắp thế giới được tiêm chủng càng nhanh chóng càng tốt”, ông Mathias Cormann lưu ý.

Trong đó, các hỗ trợ chính sách cần được duy trì linh hoạt, điều chỉnh theo tình hình kinh tế và tình hình y tế, nhắm mục tiêu một cách tốt hơn đến những người có nhu cầu, đồng thời hướng tới đầu tư tập trung vào tương lai, đặc biệt là chuyển đổi xanh và chuyển đổi kỹ thuật số.

Ngoài ra, các chính sách phục hồi phải thúc đẩy sự bình đẳng về cơ hội, cũng như thúc đẩy sự dịch chuyển xã hội, bao gồm cả việc phục hồi và thúc đẩy cơ hội cho phụ nữ và thanh niên.

“Chúng ta cũng phải nắm bắt các cơ hội, đồng thời quản lý tốt hơn các rủi ro liên quan đến quá trình chuyển đổi kỹ thuật số đang được tăng tốc của các nền kinh tế”, ông Mathias Cormann nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký OECD khẳng định, tổ chức này sẽ giúp thúc đẩy và hỗ trợ các hành động tham vọng hơn, hiệu quả hơn và có sự phối hợp toàn cầu hơn về vấn đề biến đổi khí hậu thông qua dữ liệu tốt hơn, những nỗ lực và tác động của chính sách.

Thanh Ngân (Lược dịch từ apec2021nz.org)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số

Phát biểu tại Hội nghị cấp cao Internet thế giới 2024 (WIC) diễn ra tại thị trấn cổ Ô Trấn (Wuzhen, Trung Quốc), Phó Thủ tướng Trung Quốc Đinh Tiết Tường nhấn mạnh: Cộng đồng quốc tế phải cùng nhau giải quyết các vấn đề như khoảng cách số và tình hình an ninh mạng nghiêm trọng, đồng thời xây dựng một tương lai số tốt đẹp hơn.

Cần nỗ lực chung toàn cầu để xây dựng tương lai số
Return to top