Thế giới

Pháp cấm thuốc bảo vệ thực vật chứa chất epoxiconazole

ClockThứ Tư, 29/05/2019 15:10
Cơ quan an toàn thực phẩm Pháp ANSES ngày 27/5 đã cấm bán các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa chất epoxiconazole, vốn được sử dụng rất rộng rãi trong nông nghiệp, gọi đây là "mối nguy hiểm đáng lo ngại" đối với sức khỏe con người và môi trường.

Khai mạc hội nghị thế giới về động vật hoang dã ở Nam PhiUNESCO kêu gọi bảo vệ các di sản ở YemenThái Lan kêu gọi cấm sử dụng hoá chất nông nghiệp độc hạiEU cấm sử dụng thuốc trừ sâu để bảo vệ các loài ong hoang dãRét xanhCampuchia: tập trung trồng lúa nổi để đối phó với biến đổi khí hậu

Theo ANSES, các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật chứa chất hóa học nói trên được tiêu thụ 200 tấn ở Pháp mỗi năm, dưới hàng chục thương hiệu khác nhau.

Chất epoxiconazole chủ yếu xuất hiện trong các loại thuốc diệt nấm do công ty hóa chất BASF của Đức sản xuất.

Thuốc bảo vệ thực vật này được người nông dân tại Pháp sử dụng cho khoảng 50% diện tích trồng cây ngũ cốc và 70% diện tích trồng củ cải đường.

Tuy nhiên, theo ANSES, sản phẩm này lại chứa chất có thể gây ung thư và "độc hại" đối với khả năng sinh sản của con người.

ANSES đã quy chiếu thành phần của các loại thuốc bảo vệ thực vật với các quy định của Liên minh châu Âu (EU) ban hành cuối năm 2017, liên quan các chất gây rối loạn nội tiết. Kết quả xác định epoxiconazole "là một chất gây rối loạn nội tiết".

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tác nhân gây rối loạn nội tiết là một chất hoặc hợp chất có khả năng phá vỡ chức năng của hệ thống nội tiết tố và do đó có hại cho sức khỏe và hệ sinh sản của con người, kể cả khi người đó có mức độ tiếp xúc thấp.

Mọi người đều có thể phơi nhiễm hóa chất gây rối loạn nội tiết tố hàng ngày thông qua các sản phẩm thực phẩm và đồ uống, thuốc, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, nhựa, chất tẩy rửa, chất chống cháy và đồ chơi.

Các chất hoặc hợp chất bị nghi ngờ gây rối loạn nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản ở cả nam và nữ, làm tăng tỷ lệ mắc ung thư vú, rối loạn hệ thống thần kinh và miễn dịch, gây tăng trưởng bất thường và phát triển còi cọc ở trẻ em.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:
Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Đại sứ Đinh Toàn Thắng: Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp

Nhân chuyến tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới CH Pháp trong các ngày 4 - 7/10/2024, phóng viên TTXVN tại Paris đã phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng về quan hệ hợp tác giữa hai nước. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

Đại sứ Đinh Toàn Thắng Nhiều dư địa làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam - Pháp
Return to top