Thế giới

Quan hệ ASEAN - Trung Quốc và triển vọng cho tương lai

ClockThứ Năm, 18/11/2021 07:13
TTH.VN - Năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm Quan hệ Đối thoại ASEAN – Trung Quốc. ASEAN và Trung Quốc đã trải qua một chặng đường dài kể từ khi thiết lập mối quan hệ này từ năm 1991.

Philippines hy vọng Bộ Quy tắc ứng xử ASEAN-Trung Quốc hoàn thành giữa năm 2017Thương mại ASEAN-Trung Quốc phát triển, Việt Nam thắng lớnTrung Quốc mong muốn cùng ASEAN thúc đẩy hợp tác thiết thựcHội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN-Trung QuốcRCEP thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - ASEAN, hỗ trợ phục hồi kinh tế

Quan hệ Trung Quốc - ASEAN tốt đẹp là kết quả của sự cố gắng và hiện có triển vọng vô cùng tươi sáng trong tương lai. Ảnh minh họa: Fpcindonesia/TTXVN/Vietnam+

Nhìn nhận đánh giá về quan hệ hai bên, giới chuyên gia đánh giá cao những thành tựu và các lĩnh vực chính, đặc trưng cho mối quan hệ đối tác bền chặt giữa ASEAN và Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua, bao gồm cả triển vọng về một tương lai tươi sáng đang chờ đợi trong quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc.

Trên mặt trận an ninh chính trị, một trong những điểm nổi bật của quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc là thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản và cũng là niềm tin trong việc giải quyết những khác biệt và xây dựng quan hệ đối tác giữa khối ASEAN và Trung Quốc.

Về mặt kinh tế, quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và ASEAN đang ở mức tốt nhất, trong đó lưu ý rằng ASEAN là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc. Đây không phải là kết quả có được trong một sớm một chiều, mà là kết quả của quá trình làm việc chăm chỉ và bền bỉ của ASEAN và Trung Quốc trong suốt 3 thập kỷ qua.

Cơ hội chiến lược và quan hệ đối tác

Tương tự như vậy, trong 3 thập kỷ vừa qua, ASEAN và Trung Quốc đã khởi xướng các cơ hội chiến lược và đến nay, quan hệ đối thoại giữa hai nước đã được nâng lên thành quan hệ đối tác chiến lược.

Theo Giáo sư Wei Ling của Trường Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Kinh tế Đối ngoại ở Bắc Kinh, Trung Quốc là nước đầu tiên bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với ASEAN và thậm chí đã khởi động chương trình sớm ngay sau đó để đảm bảo khối ASEAN được hưởng lợi đầu tiên vì Trung Quốc coi ASEAN là đối tác chiến lược.

Bà cũng nói thêm rằng vào năm 2002, khi ASEAN và Trung Quốc quyết định gác lại tranh chấp và tập trung hợp tác trên Biển Đông bằng cách ký Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), cộng với đó là nhiều hành động khác của Trung Quốc, những quyết định này đã tạo ra cơ hội chiến lược cho việc bắt đầu hội nhập kinh tế khu vực Đông Á. Đồng thời, hai bên cũng tạo ra cơ hội chiến lược để tạo điều kiện thúc đẩy hòa bình, tăng trưởng và xây dựng cộng đồng trong khu vực.

Nhận định về quá trình, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên phát biểu tại Diễn đàn Manila lần thứ 3 rằng trong 30 năm qua, con tàu hợp tác và hữu nghị giữa Trung Quốc và ASEAN luôn đi đúng hướng.

Dưới sự chỉ đạo của chính phủ các nước của cả hai bên, Trung Quốc và ASEAN đã tạo nên điều kỳ diệu ở Đông Á bằng những nỗ lực chung nhằm tìm ra con đường tiến bộ trong đoàn kết và hợp tác cùng có lợi. Hơn 30 năm qua, trên tinh thần láng giềng hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, ASEAN và Trung Quốc đã đi đầu trong việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Điều này đã được chứng minh bằng sự tăng trưởng trong kim ngạch thương mại giữa hai bên lên khoảng 85 lần, đưa Trung Quốc và ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhau.

Hợp tác thương mại và đầu tư giữa ASEAN và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Cụ thể, ASEAN đã vượt qua Liên minh châu Âu (EU) và trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc vào năm 2020. Ngoài ra, hơn 60 triệu chuyến đi giữa hai bên ASEAN và Trung Quốc đã được ghi nhận mỗi năm trong giai đoạn tiền đại dịch COVID-19. Ngoài ra, hơn 200.000 sinh viên đang du học giữa các nước.

Bất chấp những khó khăn, cả hai bên vẫn thực hiện đầy đủ các DOC và đã nâng cao các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Bên cạnh đó, Trung Quốc luôn coi ASEAN là ưu tiên chính trong chính sách ngoại giao láng giềng của mình. Trung Quốc đã và đang kiên định ủng hộ sự thống nhất của ASEAN và tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đồng thời duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực.

Vai trò của Philippines

Trong quan hệ ASEAN – Trung Quốc, Philippines cũng đóng một vai trò khá quan trọng.

Theo Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên, trong 3 năm qua, Philippines với tư cách là điều phối viên quốc gia đã đóng một vai trò đặc biệt tích cực và quan trọng, đưa quan hệ Trung Quốc – ASEAN lên một tầm cao lịch sử, đồng thời đặt nền tảng vững chắc và vạch ra kế hoạch chi tiết cho sự phát triển trong tương lai của Quan hệ Đối tác Chiến lược Trung Quốc – ASEAN.

Có thể nói rằng, Philippines đã có những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong 3 năm qua với tư cách là điều phối viên.

Triển vọng cho tương lai

Sau 3 thập kỷ, Quan hệ đối thoại ASEAN – Trung Quốc đã mở đường cho Quan hệ Đối tác Chiến lược bền chặt hơn giữa ASEAN và Trung Quốc. Như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ ra rằng: “Mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN đã phát triển thành một mô hình hợp tác công và sôi động nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng lúc, đây cũng là một nỗ lực mẫu mực trong việc xây dựng một cộng đồng với tương lai chung cho toàn nhân loại”.

Quan hệ ASEAN – Trung Quốc có triển vọng đầy hứa hẹn, đặc biệt là trong các lĩnh vực bao gồm thương mại, cơ sở hạ tầng và đầu tư, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn cho sự hợp tác nhiều hơn trong các lĩnh vực kinh tế xanh và kỹ thuật số, tiến bộ công nghệ và phát triển bền vững khi hai bên nâng tầm quan hệ lên Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Nhìn chung, quan hệ Trung Quốc – ASEAN trong suốt 3 thập kỷ qua đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân ASEAN và Trung Quốc, bất chấp còn nhiều thách thức. Theo nhiều cách, thành quả này có thể được xây dựng từ sự tin tưởng, trung thành và cam kết kiên định của cả hai bên.

Không thể phủ nhận, cả ASEAN và Trung Quốc đều đã nhận thấy tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ và hợp tác cởi mở, phù hợp, hữu nghị và đôi bên cùng có lợi trong suốt 30 năm qua.

Đan Lê (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top