Thế giới

Rác thải nguy hại từ đầu mẩu thuốc lá chiếm đến hơn 766 nghìn tấn mỗi năm

ClockThứ Ba, 08/02/2022 13:56
TTH.VN - Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), đầu mẩu thuốc lá là loại rác bị bỏ đi nhiều nhất trên thế giới, chiếm khoảng 766,6 nghìn tấn rác độc hại mỗi năm.

New Zealand sẽ ban hành luật mới, hướng tới thế hệ không khói thuốcWHO: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầuHút thuốc lá giết chết nhiều người hơn cả đại dịch COVID-19

Rác thải từ đầu mẩu thuốc lá gây nguy hại cho sức khoẻ con người và môi trường. Ảnh: Kinhtemoitruong

Mỗi năm, ngành công nghiệp thuốc lá sản xuất ra khoảng 6 nghìn tỷ điếu thuốc, được tiêu thụ bởi 1 tỷ người hút thuốc trên toàn thế giới. Mỗi điếu có chứa đầu lọc hoặc đầu mẩu thuốc lá, được cấu tạo chủ yếu từ vi nhựa gọi là sợi xenlulo axetat.

UNEP cũng cho biết “các đầu mẩu thuốc lá khi không được xử lý đúng cách sẽ bị phân hủy bởi các yếu tố như ánh sáng mặt trời và độ ẩm, từ đó giải phóng vi nhựa, kim loại nặng và nhiều hóa chất khác, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và các dịch vụ hệ sinh thái".

Các đầu mẩu thuốc lá cũng là loại rác nhựa phổ biến nhất trên các bãi biển, khiến các hệ sinh thái biển dễ bị nhiễm vi nhựa hơn. Khi ăn phải trong thời gian dài, các hóa chất độc hại trong vi nhựa của thuốc lá có thể từ từ gây tử vong cho sinh vật biển, bao gồm cả chim, cá, động vật có vú, thực vật và bò sát.

“Những hạt vi nhựa này cũng đi vào chuỗi thức ăn và có liên quan đến các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe con người, có thể bao gồm những thay đổi về di truyền, phát triển não bộ, tình trạng hô hấp và nhiều vấn đề khác thế nữa”, UNEP cảnh báo thêm.

Chiến dịch nâng cao nhận thức

Trước các mối đe doạ từ rác thải đầu mẩu thuốc lá, UNEP mới đây đã khởi động một chiến dịch hợp tác với Ban Thư ký Công ước khung của Tổ chức Y tế Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá (WHO FCTC) để nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động về các tác động sâu rộng đến môi trường và sức khỏe con người của vi nhựa trong đầu lọc thuốc lá.

Thông qua một chiến dịch truyền thông xã hội sâu rộng, mối quan hệ đối tác giữa UNEP và WHO FCTC sẽ nhằm thu hút những người có ảnh hưởng, bao gồm các Nhà vô địch trẻ của Trái đất và Đại sứ thiện chí của UNEP để nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến vi nhựa. Bằng cách nêu bật một chỉ thị gần đây của Liên minh Châu Âu yêu cầu tất cả các sản phẩm thuốc lá có đầu lọc nhựa phải được dán nhãn rõ ràng, sáng kiến ​​này sẽ khuyến khích công chúng ủng hộ những thay đổi tương tự trên toàn cầu.

Mối quan hệ đối tác trên sẽ được thực hiện thông qua chiến dịch “Làm sạch biển” (Clean Seas) của UNEP - một liên minh toàn cầu bao gồm 63 quốc gia, nhằm chấm dứt tình trạng ô nhiễm nhựa trên biển. WHO FCTC kỳ vọng chiến dịch “Làm sạch biển” sẽ tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa đối với vi nhựa bằng cách nâng cao nhận thức và các chính sách định hướng. Cũng theo WHO FCTC, sự hợp tác này báo hiệu một bước quan trọng đầu tiên hướng tới việc giải quyết các tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và môi trường của vi nhựa trong các đầu mẩu thuốc lá.

Tố Quyên (Lược dịch từ UN)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Return to top