Các chuyên gia, cũng như các nhà nghiên cứu người Singapore tận dụng biến vỏ sầu riêng thành băng y tế kháng khuẩn. Ảnh minh họa: AFP/Lao động
Tại Singapore, loại trái cây này bị cấm trên tất cả các phương tiện giao thông công cộng do mùi của chúng. Một số khách sạn ở Đông Nam Á thậm chí còn cấm khách hàng mang sầu riêng vào phòng.
Tuy nhiên, vẫn có một số người yêu thích sâu riêng đã sẵn sàng trả nhiều USD cho “vua trái cây”, đặc biệt là một khách hàng được cho là đã chi 48.000 USD cho một quả sầu riêng vào năm 2019.
Hiện, bên cạnh mùi vị đặc biệt gây ra nhiều ý kiến trái chiều củ sâu riêng, nay có thể đã có thêm một lý do mới để đánh giá cao loại quả gai góc này. Trong đó, các nhà khoa học ở Singapore đang nghiên cứu sử dụng vỏ sầu riêng để tạo ra băng kháng khuẩn được tin tưởng cho thể giúp chữa lành vết thương sau phẫu thuật.
Tận dụng từ phần vỏ
Công nghệ này được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore (NTU), trong đó sử dụng một quy trình không tốn quá nhiều chi phí để chiết xuất cellulose từ lớp vỏ dày màu xanh của sầu riêng. Cellulose sau đó được trộn với glycerol để tạo ra một loại gel mềm, gần giống như silicone, có thể được cắt sẵn để tạo ra các miếng băng dán y tế.
Trước ý tưởng này, Twitter đã nổ ra nhiều câu hỏi và nhiều người tập trung vào một yếu tố rằng liệu mùi của sâu riêng sau khi được tận dụng làm thành băng dán kháng khuẩn có được loại bỏ và những người khi dùng loại băng dán này có bị cấm sử dụng các phương tiện giao thông công cộng do mùi của chúng hay không?
Theo đó, nhà nghiên cứu William Chen khẳng định băng dán kiểu mới hoàn toàn không có mùi.
Đồng thời, giới chuyên gia cũng cho biết thêm rằng sự đổi mới này có thể giúp giải quyết vấn đề môi trường nghiêm trọng đó chính là: rác thải thực phẩm. Nhà nghiên cứu William Chen cũng khẳng định rằng nó gắn liền với mục tiêu hướng tới sự phát triển đổi mới để giảm thiểu chất thải thực phẩm nói chung”.
Ít nhất, một nhà cung cấp sầu riêng tỏ ý vui mừng về kế hoạch mới mẻ này.
“Phát minh đó... là cách rất tuyệt vời để tái chế vỏ”, James Wong, một người bán sầu riêng tại Singapore trả lời phóng viên báo CNBC cho hay.
Theo ông, vỏ sầu riêng hiện đang bị vứt bỏ và ông phải trả tiền cho các công ty xử lý chất thải để dọn chúng. Do đó, “có thể bán vỏ sầu riêng để lấy tiền là cách tốt hơn”.
Vỏ chiếm 80% trọng lượng của cả quả
Theo ông William Chen, nhờ được chính phủ trợ cấp rất nhiều, thực phẩm ở Singapore khá rẻ.
Để giảm thiểu vấn đề lãng phí thực phẩm, ông Chen quyết định thử nghiệm tái chế vỏ sầu riêng. Với vỏ chiếm 80% trọng lượng của cả quả, sầu riêng được chọn với nhiều lý do.
Cụ thể, trái cây lớn như sầu riêng cung cấp cho các nhà khoa học một khối lượng cần thiết để tiến hành nghiên cứu. Chúng cũng có hàm lượng chất xơ cao nên phù hợp với quá trình này. Sự sẵn có của sầu riêng trong thị trường cũng là một trong những yếu tố quan trọng.
Nhà nghiên cứu William Chen chia sẻ: “Mỗi năm Singapore tiêu thụ 12 triệu quả sầu riêng. Chừng nào người Singapore tiếp tục ăn loại quả này, chúng ta có thể tiếp tục sử dụng loại băng y tế làm từ sầu riêng”.
Lợi ích và hạn chế
Cũng theo ông William Chen, băng dán làm từ vỏ sầu riêng vừa có lợi cho môi trường, vừa có lợi cho y tế. Không giống như các miếng dán hiện có, băng mới có chứa hydrogel, giúp bảo vệ vết thương và giữ ẩm.
Một số chuyên gia y tế cũng chia sẻ ý kiến của mình về kế hoạch đổi mới này.
Phó giáo sư Andrew Tan, chuyên gia về rối loạn chuyển hóa tại Trường Y của NTU cho biết: “Băng hydrogel được sản xuất từ vỏ sầu riêng có hiệu quả tương đương với các loại băng dán khác trên thị trường”.
Cụ thể, hydrogel cung cấp độ ẩm, giúp loại bỏ các mô bị nhiễm trùng và khuyến khích chữa lành, đồng thời hydrogel cũng có thể làm mát vết thương, giúp giảm đau.
Trong một ý kiến khác, Priyadarshani Kamat, một nhà vi lượng đồng căn tại Singapore chia sẻ: “Tôi luôn tin rằng thiên nhiên có câu trả lời cho mọi thứ. Trước đây, tôi đã chứng kiến băng y tế làm từ vỏ khoai tây giúp nạn nhân bỏng phục hồi da nhánh chóng và hydrogel làm từ sầu riêng này cũng tương tự như vậy”.
Tuy nhiên, nghiên cứu về sản phẩm mới này vẫn còn nhiều hạn chế, băng sầu riêng không thể thay thế tất cả các loại băng dán khác. Trong đó băng sầu riêng không phù hợp với các vết thương nặng vì chúng chủ yếu chứa nước. Chúng cũng không thể phân hủy sinh học 100%. Ngoài ra, trong khi nhóm nghiên cứu đã cố gắng thay thế lớp đệm mềm bằng hydrogel sầu riêng, thì phần kết dính bên ngoài vẫn được làm từ nhựa.
Song, nhà nghiên cứu Chen và đồng nghiệp của ông vẫn kỳ vọng sẽ đưa sản phẩm mới này ra thị trường trong vòng 2 năm tới.
Sau khi nghe về nghiên cứu mới này, một người tiêu dùng thích sầu riêng – sinh viên Xin Yi Lin chia sẻ: “Tôi biết rằng vỏ sầu riêng, đặc biệt là trong mùa sâu riêng góp phần gây ra rất nhiều rác thải. Với kế hoạch này, tôi cảm thấy tốt hơn khi có thể thưởng thức sầu riêng bởi tôi biết lớp vỏ bên ngoài nay đã được tái sử dụng cho một mục đích tốt đẹp”.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)