Thế giới

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ chạm mốc kỷ lục toàn cầu

ClockThứ Năm, 29/04/2021 16:14
TTH.VN - Tính đến ngày 29/4, số ca nhiễm COVID-19 ở Ấn Độ đã vượt mốc 18 triệu ca với gần 380.000 trường hợp mới, chính thức phá vỡ kỷ lục thế giới.

Toàn cầu thúc đẩy hỗ trợ y tế cho Ấn Độ chống dịchTổng giám đốc WHO: "Tình hình ở Ấn Độ hơn cả đau lòng"Thế giới bày tỏ tình đoàn kết, ủng hộ Ấn Độ giữa khủng hoảng Covid-19Dịch COVID-19 ở Ấn Độ ngày càng nguy cấp, Mỹ tăng tốc viện trợCOVID-19: Ấn Độ ghi nhận kỷ lục mới về số ca tử vong hàng ngày

Số ca nhiễm COVID-19 mới ở Ấn Độ chạm mốc kỷ lục toàn cầu. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Sự bùng nổ bệnh lây nhiễm một phần được nhận định nguyên nhân là do sự xuất hiện và lây lan của một loại biến thể mới, cũng như việc đất nước vẫn tổ chức hàng loạt những sự kiện chính trị và tôn giáo. Chính điều này đã đẩy tình hình dịch đi xa một cách nghiêm trọng, bệnh viện thiếu giường bệnh, thiếu Oxy và thuốc men.

Được biết, chỉ riêng tháng này, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 6 triệu trường hợp nhiễm mới.

K. VijayRaghavan, Cố vấn Khoa học của Chính phủ Ấn Độ cho biết, chính phủ nước này cần phải hành động nhiều hơn nữa để chuẩn bị cho đợt dịch thứ hai.

“Đã có những nỗ lực lớn của chính quyền trung ương và tiểu bang trong việc tăng cường năng lực cơ sở hạ tầng của bệnh viện và chăm sóc sức khỏe trong đợt dịch đầu tiên. Tuy nhiên, khi đợt dịch này suy giảm, cảm giác về sự cấp bách vẫn còn ở đó”, Cố vấn Khoa học K.VijayRaghavan cho hay.

Cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19 đặc biệt nghiêm trọng ở New Delhi, với số người tử vong quá cao, trong bệnh viện phải chứng kiến cảnh 3 bệnh nhân nằm chung 1 giường bệnh.

Thậm chí, các xe cứu thương phải đưa thi thể của các nạn nhân COVID-19 đến các cơ sở hỏa táng tạm thời, được xây dựng trong công viên và bãi đỗ xe, nơi các thi thể bị thiêu trực tiếp trên giàn hỏa táng...

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong biên bản cập nhận tình hình dịch tễ hàng tuần của mình rằng, Ấn Độ chiếm 38% trong tổng số 5,7 triệu trường hợp được báo cáo trên toàn cầu trong tuần trước.

Trước tình trạng này, nhiều quốc gia cùng chung tay giúp đỡ Ấn Độ vượt qua đại dịch.

Cụ thể, ngày 28/4, Singapore cho biết họ đã cử 2 máy bay chở nguồn cung Oxy đến Ấn Độ và Đức cũng sẽ cung cấp 120 máy thở cho nước này.

Nga cũng đang gửi hàng trợ cấp khẩn cấp đến Ấn Độ, bao gồm hỗ trợ về Oxy, máy thở và thuốc. Trong khi đó, Thụy Sĩ cũng gửi 1 triệu USD đến cho các bệnh viện.

Cùng ngày 28/4, Anh thông báo sẽ gửi 3 “nhà máy Oxy” lớn bằng các container tới Ấn Độ sau chuyến hàng viện trợ đầu tiên đáp Ấn Độ trong tuần này.

Mỹ gửi đến nguồn hỗ trợ trị giá 100 triệu USD, gồm 1.000 bình Oxy, 15 triệu khẩu trang N95 và 1 triệu kit xét nghiệm chẩn đoán nhanh.

Đài Loan ngày 29/4 cho biết họ đã mua 150 máy tập trung Oxy và dự định sẽ gửi đến Ấn Độ vào cuối tuần này.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top