Thế giới

Sóng nhiệt nguy hiểm tấn công toàn cầu khi cháy rừng hoành hành

ClockThứ Hai, 17/07/2023 10:48
TTH.VN - Tính đến ngày 16/7, thời tiết khắc nghiệt đã bao trùm ba lục địa, gây ra các vụ cháy rừng và đe doạ phá vỡ các kỷ lục về nhiệt độ khi những hậu quả nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu hình thành.

Nhiệt độ sẽ tăng cao khi hiện tượng thời tiết El Nino quay trở lạiWMO: Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinhChâu Á: Khả năng xảy ra sóng nhiệt cao gấp 30 lần do biến đổi khí hậuEl Nino có thể tác động đến sản lượng của nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giớiLHQ: Thế giới nên chuẩn bị cho sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ

leftcenterrightdel
 Thế giới đang đối mặt với hàng loạt hiện tượng thời tiết khắc nghiệt liên tiếp ảnh hưởng tới đời sống người dân. Ảnh minh hoạ: Reuters/Báo Nhân dân

Trong đó, những dự báo về đợt nắng nóng lịch sử bao trùm các khu vực ở châu Á, châu Âu và Mỹ.

Tại Vatican, 15.000 người đã bất chấp nhiệt độ oi bức để nghe Đức Giáo Hoàng Phanxico chủ trì buổi cầu nguyện. Tại đây, nhiều người phải dùng đến dù che mà quạt để giữ mát.

Tuy nhiên, trong bộ áo choàng đen, các linh mục như Francois Mbemba cho biết Quảng trường Thánh Peter nóng hơn ở giáo phận Cộng hoà Dân chủ Congo.

Trong khi đó, tại Nhật Bản, các nhà chức trách đã ban hành cảnh báo say nắng cho hàng chục triệu người ở 20 trong số 47 quận của nước này, khi nhiệt độ cao gần như kỷ lục đã và đang thiêu đốt nhiều khu vực rộng lớn.

Đài truyền hình quốc gia NHK cảnh báo nắng nóng đe doạ đến tính mạng, với nhiệt độ ở thủ đô và những nơi khác lên đến 40oC.

Cục Khí tượng Nhật Bản thông tin, nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay tại Nhật Bản là 41,1oC, lần đầu tiên ghi nhận tại thành phố Kumagaya vào năm 2018. Tuy nhiên, với tình hình thời tiết như hiện nay, mức nhiệt kỷ lục này có thể bị đánh bại.

Điều này được thể hiện khi vào ngày 16/7 vừa qua, một số nơi đã trải qua nhiệt độ cao nhất trong hơn 4 thập kỷ, bao gồm thị trấn Hirono ở tỉnh Fukushima với 37,3oC.

Trong lúc này, Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ cảnh báo một đợt nắng nóng “lan rộng và ngột ngạt” ở các bang miền nam và miền tây dự kiến sẽ đạt đỉnh điểm, với hơn 80 triệu người bị ảnh hưởng bởi cảnh báo nắng nóng quá mức.

Thung lũng Chết ở California, thường nằm trong số những nơi nóng nhất trên Trái đất, cũng có khả năng ghi nhật các đỉnh nhiệt mới vào ngày 16/7, với nhiệt độ có thể vượt quá 54oC.

Khu vực Nam California đang phải chiến đấu với nhiều đám cháy rừng, trong đó có một đám cháy ở Quận Riverside đã thiêu rụi hơn 7.500 mẫu Anh (3.000 ha) đất và buộc chính quyền địa phương phải ra lệnh sơ tán.

Dự báo mức nhiệt cao lịch sử

Tại châu Âu, người dân Italy được cảnh báo cần phải chuẩn bị cho “đợt nắng nóng gay gắt nhất của mùa hè và cũng là một trong những đợt nắng nóng nhất mọi thời đại”.

Những dự đoán về mức nhiệt cao lịch sử có thể xuất hiện trong những ngày tới đã khiến Bộ Y tế nước này đưa ra cảnh báo đỏ đối với 16 thành phố, bao gồm Rome, Bologna và Florence.

Dự báo đến ngày 17/7, nhiệt độ ở Rome có thể lên đến 40oC và tiếp tục tăng lên mốc 42oC – 43oC vào ngày 18/7, phá vỡ kỷ lục 40,5oC được ghi nhận vào tháng 8/2007.

Thành cổ Acropolis ở Athens, một trong những điểm đến thu hút khách hàng đầu của Hy Lạp đã đóng cửa đến ngày thứ ba để tránh giai đoạn nóng nhất.

Tại Romania, vào ngày 17/7, nhiệt độ dự kiến sẽ đạt 39oC tại hầu khắp các nơi trên cả nước.

Cơn mưa kỳ diệu

Bất chấp nắng nóng ở phương Tây, nhiều khu vực ở châu Á lại hứng chịu những trận mưa xối xả.

Cụ thể, Hàn Quốc vào ngày 16/7 đã phải vật lộn để tiếp cận những người bị mắc kẹt trong một tầng hầm ngập nước sau khi mưa lớn kéo dài suốt 4 ngày qua gây ra lũ lụt và lở đất, khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và 9 người khác mất tích.

Đất nước đang ở đỉnh điểm của mùa gió mùa mùa hè, với dự báo sẽ tiếp tục có thêm nhiều mưa cho đến ngày 19/7 tới đây.

Cũng vào ngày 16/7, ở miền Bắc Nhật Bản, một người đàn ông đã tử vong đã được tìm thấy trong một ôtô ngập nước. Sự việc xảy ra chỉ 1 tuần sau khi 7 người ghi nhận đã tử vong trong thời thiết mưa bão ở miền nam Nhật Bản.

Trong khi đó, ở miền bắc Ấn Độ, sau cái nóng như thiêu như đốt, những cơn mưa gió mùa không ngừng nghỉ đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 90 người.

Có thể nói, khó quy một sự kiện thời tiết cụ thể nào cho biến đổi khí hậu. Nhưng nhiều nhà khoa học nhấn mạnh rằng sự nóng lên toàn cầu, liên quan đến sự phụ thuộc vào nhiên liệu hoá thạch là nguyên nhân khiến các đợt nắng nóng tăng cường.

Dịch vụ giám sát khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) cho biết, thế giới đã chứng kiến tháng 6 vừa qua là tháng nóng nhất từng được ghi nhận.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND thị xã Hương Trà, Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Bồ tổ chức trực bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng tại đỉnh núi Hòn Vượn từ ngày 26/4 - 1/5.

Không để cháy rừng Hòn Vượn trong dịp lễ
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top