Thế giới

Suy thoái toàn cầu không phải là không thể tránh khỏi

ClockThứ Hai, 03/10/2022 20:51

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiNgân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng

Các chuyên gia tại Oxford Economics tiếp tục tin tưởng, nền kinh tế toàn cầu sẽ tránh khỏi suy thoái, mặc dù Mỹ, Canada và hầu hết các quốc gia tại khu vực châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái trong một vài thời điểm trong năm sau, hoặc lâu hơn. Việc tránh được sự giảm tăng trưởng toàn cầu bất chấp một số nền kinh tế lớn có kết quả không khả quan không nhất thiết là một kết quả bất thường.

Bất chấp nhiều thách thức, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng tránh được suy thoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Các dự báo sửa đổi gần đây giả định rằng, 14 trong số 25 nền kinh tế tiên tiến sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Trong khi hầu hết châu Âu, Mỹ và Canada sẽ rơi vào suy thoái, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực duy nhất có thể tránh được phần lớn tác động giảm tăng trưởng. Ngoài ra, tất cả sự giảm hoạt động ghi nhận trong hàng quý ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ quý III/2022 đến quý II/2023.

Kể từ năm 1980, khoảng 80% các cuộc suy thoái được ghi nhận tại các nền kinh tế tiên tiến đã xảy ra trong 9 giai đoạn riêng biệt bao gồm: 2 lần vào đầu những năm 1980, 2 lần vào đầu những năm 1990, Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, sự kiện Thảm họa bong bóng Dotcom đầu những năm 2000, Khủng hoảng tài chính toàn cầu, Khủng hoảng Khu vực đồng Euro và Đại dịch COVID-19.

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch, hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đều rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, tại các cụm suy thoái khác, ít hơn 1/2 các nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Trong 6 giai đoạn căng thẳng, chỉ có 40% - 60% các nền kinh tế tiên tiến giảm tăng trưởng trong hai quý liên tiếp – thấp hơn một chút so với những gì được dự đoán. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng chứng kiến sự sụt giảm lớn về GDP, nhưng những sự suy giảm này chỉ xảy ra ở một nhóm nhỏ các nền kinh tế... Kết hợp với nhiều dữ kiện, giới chuyên gia giả định quy mô suy thoái trung bình trong nửa cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023 sẽ còn nhỏ hơn.

Trong một nhận định khác có liên quan, sự suy yếu của các nền kinh tế tiên tiến không phải lúc nào cũng đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, vì chỉ 5 trong số 9 giai đoạn căng thẳng trước đó có liên quan đến suy thoái toàn cầu.

Về dự báo mới, đáng chú ý là sự suy giảm trong GDP của Mỹ trong nửa đầu năm 2023 có thể nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ cuộc suy thoái nào trong 5 cuộc suy thoái trước mà Mỹ đã trải qua, cùng lúc cũng thấp hơn rất nhiều so với mức giảm tăng trưởng trung bình trong lịch sử Mỹ.

Các nền kinh tế G7 còn lại, được dự đoán sẽ rơi vào suy thoái, cũng có thể sẽ chỉ trải qua các đợt co thắt tương đối nhỏ. Trong trường hợp Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác “được thiết lập” đối diện với các đợt suy thoái đặc biệt nhẹ vào khoảng thời gian này, nền kinh tế toàn cầu có nhiều khả năng tránh được suy thoái.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ The Straistimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top