Thế giới
KỲ HỌP THỨ 6 ĐẠI HỘI ĐỒNG MÔI TRƯỜNG LIÊN HIỆP QUỐC:

Thế giới đoàn kết tìm giải pháp cho “3 cuộc khủng hoảng hành tinh”

ClockThứ Tư, 28/02/2024 06:37
TTH - Từ ngày 26/2 - 1/3, kỳ họp thứ 6 của Đại hội đồng Môi trường Liên hiệp quốc (UNEA-6) đang chính thức được tổ chức tại thủ đô Nairobi của Kenya, với lời kêu gọi rõ ràng về hành động toàn cầu mạnh mẽ hơn, để giải quyết “3 cuộc khủng hoảng hành tinh” là biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Chuyến công tác nâng cao uy tín Việt NamKhoảng cách vaccine giữa các nước vẫn còn rất rộng

Ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN 

Theo Tờ UN News, hơn 7.000 đại biểu đến từ 182 quốc gia dự kiến sẽ tham gia kỳ họp này, trong bối cảnh tình trạng biến đổi khí hậu đang ngày càng gia tăng, một triệu loài phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, và ô nhiễm vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong sớm trên thế giới.

Mọi người đều bị ảnh hưởng

“Tất cả chúng ta đều cảm nhận và nhìn thấy những tác động, như nắng nóng, bão dữ dội, thiên nhiên và các loài biến mất, đất bạc màu, không khí bẩn nguy hiểm, đại dương chứa đầy rác thải nhựa và nhiều hơn thế nữa”, bà Inger Andersen, Giám đốc điều hành Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết trong thông cáo báo chí khai mạc.

Được biết, Đại hội đồng Môi trường Liên hiệp quốc nhóm họp 2 năm 1 lần để đặt ra các ưu tiên cho những chính sách môi trường toàn cầu, cũng như phát triển luật môi trường quốc tế. Trong đó, các quyết định và nghị quyết được đưa ra cũng xác định rõ công việc của UNEP.

Năm nay, trọng tâm sẽ là việc đàm phán các giải pháp về một loạt vấn đề, từ những giải pháp dựa vào thiên nhiên, và các loại thuốc trừ sâu có độ nguy hiểm cao, cho đến suy thoái đất và hạn hán. Bên cạnh đó, các khía cạnh môi trường đang thay đổi của khoáng sản và kim loại cũng sẽ được đưa ra thảo luận sâu.

Hành động môi trường đầy tham vọng

Tại UNEA-6, các quốc gia sẽ xem xét khoảng 19 nghị quyết, một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy hành động môi trường đa phương tham vọng hơn.

Các nghị quyết sẽ đề cập đến những vấn đề bao gồm điều chỉnh bức xạ mặt trời; các hành động đa phương hiệu quả, toàn diện và bền vững hướng tới công lý khí hậu; quản lý hợp lý hóa chất và chất thải, bão cát và bụi.

Đáng chú ý, bà Inger Andersen đã liệt kê một số lợi ích mà những hành động này có thể giúp đạt được, chẳng hạn như đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0, cải thiện chất lượng không khí và nước, cũng như xây dựng khả năng phục hồi trước hạn hán.

Từ đó, Giám đốc điều hành UNEP lên tiếng kêu gọi các đại biểu đưa ra những nghị quyết mạnh mẽ “có thể mang lại tác động thực sự. Điều đó giải quyết nhu cầu của nhiều người vốn đang phải vật lộn dưới gánh nặng của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh. Và điều đó sẽ củng cố nền tảng môi trường cho một tương lai hòa bình, công bằng và bền vững”.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News & Euro News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Return to top