ClockThứ Hai, 01/08/2016 13:58

​NASA phóng tàu điều tra tiểu hành tinh có thể đụng Trái đất

Theo các nhà khoa học Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), tiểu hành tinh Bennu có thể thay đổi quỹ đạo bay và rơi xuống Trái đất gây thương vong lớn.

Phát hiện thêm 1.284 hành tinh mớiSpaceX đáp thành công tên lửa xuống tàu trên biểnNASA công bố ảnh cận cảnh sao Diêm Vương

​NASA phóng tàu điều tra tiểu hành tinh có thể đụng Trái đất
Tàu thăm dò Osiris-Rex có nhiệm vụ điều tra tiểu hành tinh Bennu để giúp các nhà khoa học ngăn nó lao xuống Trái đất - Ảnh: Mirror

Hiện NASA đang lên kế hoạch phóng một tàu thăm dò lấy mẫu đất đá từ tiểu hành tinh này để nghiên cứu sâu hơn nguy cơ nó có thể gây ra.

Tiểu hành tinh Bennu có đường kính khoảng 500m, bay quanh Mặt trời với vận tốc 63.000 dặm/giờ (100.800km/giờ).

Cứ mỗi sáu năm, nó lại đi qua quỹ đạo Trái đất và có thể được nhìn thấy từ Trái đất. Theo dự báo, nó sẽ đi qua khoảng giữa Trái đất và Mặt trăng vào năm 2135. Các nhà khoa học NASA lo ngại nó có thể thay đổi quỹ đạo gây nguy hiểm cho Trái đất.

"Bennu có thể đổi hướng lao xuống Trái đất, gây chết chóc và đau khổ quy mô lớn" - ông Dante Lauretta, giáo sư khoa học hành tinh tại Đại học Arizona và là nhà khoa học của NASA, nói.

Theo Mirror, ông Lauretta hiện được giao phụ trách chính sứ mệnh tàu thăm dò Osiris-Rex - theo kế hoạch sẽ được phóng vào tháng 9 tới để vẽ bản đồ, thu thập mẫu đất đá trên tiểu hành tinh Bennu, sau đó trở về Trái đất.

Ông cho biết thông tin về kích thước, khối lượng và thành phần của Bennu có thể là dữ liệu quan trọng cho các thế hệ khoa học gia tương lai để họ đánh giá đúng hơn về tiểu hành tinh này và có biện pháp ứng phó thích hợp, như điều chỉnh quỹ đạo để nó tránh xa Trái đất.

Michael Busch - nhà thiên văn học hành tinh tại Viện SETI, cho biết với kích thước của Bennu, khi va chạm Trái đất nó có thể tạo ra các miệng hố rộng 7km và chấn động tương đương động đất 7,0 độ Richter, có thể gây thiệt hại đáng kể trên khu vực rộng 500km.

Theo Tuổi trẻ
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

TIN MỚI

Khám phá bản đồ sao chi tiết
Return to top