ClockThứ Ba, 14/06/2016 15:26

1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cân

TTH.VN - 1/3 dân số thế giới hoặc suy dinh dưỡng hoặc thừa cân, làm tăng tỷ lệ bệnh tật và tạo thêm áp lực đối với các dịch vụ y tế, Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016 vừa được công bố hôm nay (14/6) cho thấy.

FAO kêu gọi phát triển bền vững hướng đến dinh dưỡng tốt hơn1/3 trẻ em ở các nước nghèo không đáp ứng được các mốc phát triển cơ bản về thần kinhUNICEF: Hai triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng ở Sudan500.000 trẻ em Yemen đối mặt với nạn suy dinh dưỡngBáo động tình trạng trẻ em béo phì, thừa cân trên thế giới

Bé trai bị suy dinh dưỡng đang được chăm sóc ở một trung tâm y tế tại thủ đô Sanaa, Yemen. Ảnh: Reuters

Tỷ lệ người béo phì hoặc thừa cân đang tăng lên ở mọi khu vực trên thế giới và trong hầu hết các quốc gia, theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016, một báo cáo thường niên về tình trạng dinh dưỡng của thế giới.

Suy dinh dưỡng tác động đến sự tăng trưởng và phát triển ở trẻ em nghèo, hay dẫn đến tình trạng dễ bị tổn thương ở những người không có đủ thức ăn. Trong khi đó, béo phì, bệnh tim, tiểu đường và ung thư là những nguy cơ mà người thừa cân hoặc có máu chứa quá nhiều đường, muối, chất béo hoặc cholesterol đang phải đối mặt.

Theo báo cáo nói trên, suy dinh dưỡng chiếm gần 1/2 số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng chú ý, ít nhất 57 quốc gia trên thế giới hiện đang mang gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của dinh dưỡng thấp, bao gồm còi cọc và thiếu máu, cũng như con số ngày càng gia tăng của người lớn bị thừa cân hoặc béo phì, tạo nên những áp lực lớn đối với hệ thống y tế.

Bản báo cáo cũng chỉ ra, suy dinh dưỡng làm tổn thất "một chi phí đáng kinh ngạc", đồng thời cảnh báo rằng 11% tổng sản phẩm trong nước (GDP) bị tiêu tốn mỗi năm ở châu Phi và châu Á do những hậu quả của suy dinh dưỡng.

Trong khi đó tại Mỹ, khi một người trong một hộ gia đình bị béo phì, hộ gia đình này phải chi tiêu trung bình thêm 8% thu nhập hàng năm của mình cho các dịch vụ y tế. Ở Trung Quốc, bệnh tiểu đường làm tổn thất 16,3% thu nhập hàng năm của người bệnh.

Mặt khác, báo cáo cũng cho thấy một số tiến bộ. Số trẻ em còi cọc dưới 5 tuổi đang giảm ở tất cả các khu vực trừ châu Phi và châu Đại Dương. Ở Ghana, tỷ lệ thấp còi giảm 1/2, xuống còn 19% từ 36% chỉ trong vòng hơn một thập kỷ.

"Bất chấp những thách thức, suy dinh dưỡng là không thể tránh khỏi", Lawrence Haddad, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tại Mỹ và là đồng tác giả của báo cáo cho biết.

"Miễn là có cam kết chính trị để giải quyết vấn đề này. Trong trường hợp các nhà lãnh đạo chính phủ, xã hội dân sự, giới học giả và doanh nghiệp cam kết, mọi giải pháp đều có thể", ông Haddad nói trong một tuyên bố.

Được biết, Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu do một nhóm chuyên gia độc lập thực hiện và được Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế tiến hành giám sát. Báo cáo được tài trợ bởi Chính phủ Mỹ, Anh, Ủy ban châu Âu và Quỹ từ thiện Gates.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Breakingnewspoint)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi

Năm 2023, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi chiếm tỷ lệ 18% so với toàn tỉnh 8,1%, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng dân số. Các ban, ngành đang nỗ lực tổ chức nhiều kế hoạch, chương trình nhằm cải thiện thể trạng cho nhóm trẻ này.

Nỗ lực kéo giảm suy dinh dưỡng cho trẻ em miền núi
Bổ sung vitamin A đợt 2 cho hơn 42.000 trẻ

Diễn ra từ 1 đến 10/12, chiến dịch bổ sung vitamin A và cân đo cho trẻ sẽ góp phần từng bước nâng cao tầm vóc, thể lực cho thế hệ tương lai. Các bác sĩ khuyến cáo gia đình nên đưa trẻ đến trạm y tế xã/phường, không nên tự ý mua thuốc ngoài thị trường.

Bổ sung vitamin A đợt 2 cho hơn 42 000 trẻ
Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ em tại 9 xã miền núi

Ngày 27/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hội nghị liên ngành phối hợp triển khai phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi (PCSDDTC) trẻ em tại Hồng Thủy, Quảng Nhâm. Đây là 2 trong 9 xã có tỷ lệ dinh dưỡng thấp còi cao năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi cho trẻ em tại 9 xã miền núi

TIN MỚI

Return to top