ClockThứ Năm, 31/03/2016 19:49

1 tỷ người dân châu Á có nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng

TTH - Các quốc gia trong khu vực châu Á sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước nghiêm trọng vào năm 2050, nếu những xu hướng về môi trường, nhân khẩu học và kinh tế hiện nay không được thay đổi.

Các quốc gia châu Á có thể “căng thẳng” về nguồn nước trong năm 2050. Ảnh: Getty Images

 

Đây là kết luận do các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu các mô phỏng kịch bản khí hậu khác nhau trong tương lai tại khu vực này.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng thiếu nước không chỉ đơn giản là kết quả của biến đổi khí hậu và môi trường. Các yếu tố khác cũng sẽ gây ra nhiều tác động nếu con người không quản lý tốt nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá này.

“Đó không chỉ là vấn đề của biến đổi khí hậu. Chúng ta không thể bỏ qua khả năng tăng trưởng kinh tế và dân số cũng có thể ảnh hưởng rất mạnh đến nhu cầu đối với nguồn tài nguyên nước và cách chúng ta quản lý chúng”, đồng tác giả Adam Schlosser nhấn mạnh.

Như vậy, theo các nhà khoa học, tác động của biến đổi khí hậu cũng như những yếu tố khác trong 35 năm tới sẽ khiến khoảng 1 tỷ người dân châu Á đối mặt với sự “căng thẳng về nguồn nước”. 

LÊ THẢO (Lược dịch từ Ibtimes & CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top