ClockThứ Năm, 29/12/2016 14:18

2016 sẽ dài thêm 1 giây do Trái đất quay chậm

TTH.VN - Nếu như năm 2016 chưa đủ lâu, khoảnh khắc giao thừa chào đón năm mới sẽ kéo dài thêm một giây, do Trái đất quay chậm, theo tờ AP ngày hôm nay (29/12).

Nhìn lại nước Nga của năm 2016: Sóng cả chẳng ngã tay chèo​Bầu cử Mỹ là câu chuyện nóng nhất năm 20165 sự kiện chính trị đáng chú ý của Nga năm 201610 sự kiện nổi bật nhất thế giới 2016“Nhân vật của năm 2016” Donald Trump và những kỳ vọng của người Mỹ

Pháo hoa đón năm mới ở tháp đồng hồ Big Ben, thủ đô London, Anh. Ảnh: AP

Các nước sử dụng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) gồm một số quốc gia Tây Phi, Anh, Ireland và Iceland sẽ có thêm giây nhuận trong thời gian đếm ngược chào đón năm 2017. Nói cách khác, phút cuối cùng của năm 2016 sẽ dài 61 giây.

Đối với những quốc gia còn lại, thời gian sẽ được xác định bởi múi giờ nơi họ đang sống, tương ứng với giờ UTC.

"Giây bổ sung, hay giây nhuận là điều bất thường và được quyết định bởi vòng quay của Trái đất", Đài quan sát Paris của Pháp cho biết trong một tuyên bố .

"Trình tự ngày tháng theo giờ UTC sẽ là: 23 giờ 59 phút 59 giây ngày 31/12/2016, 23 giờ 59 phút 60 giây ngày 31/12/2016, 0 giờ 0 phút 0 giây ngày 1/1/2017", trang chủ của Cơ quan quan sát sự quay của Trái Đất (IERS) cho hay.

Việc điều chỉnh là cần thiết bởi vì vòng quay của Trái đất không bình thường, đôi khi tăng tốc, đôi khi chậm lại, nhưng nhìn chung là dần dần chậm lại. Điều này được gây ra bởi các yếu tố, trong đó có tốc độ quay quanh Trái đất của Mặt trăng chậm hơn tốc độ quay quanh trục của Trái Đất.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & Global Headlines)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử

Hãng thông tấn AFP ngày hôm nay (13/8) trích dẫn báo cáo từ Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho hay, tháng 7 vừa qua là tháng 7 nóng nhất trong lịch sử, trở thành tháng thứ 14 liên tiếp phá vỡ kỷ lục về nhiệt độ.

Trái đất vừa ghi nhận tháng 7 nóng nhất lịch sử
Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán 17/6:
LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất

Khi gần 40% đất đai trên khắp hành tinh bị suy thoái và thêm nhiều mẫu đất tiếp tục bị thiệt hại mỗi giây, các chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng phải thúc đẩy hành động để khắc phục những tổn thất và bảo vệ Trái đất, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh trong một thông điệp nhân Ngày Quốc tế chống sa mạc hóa và hạn hán, được đánh dấu vào ngày 17/6 hàng năm.

LHQ kêu gọi hành động khắc phục thiệt hại và bảo vệ Trái đất
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng
Return to top