ClockThứ Sáu, 15/02/2019 05:56

45 quốc gia vẫn sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng động vật

TTH.VN - Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) ngày 14/2 cho biết, nông dân ở 45 quốc gia vẫn sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng động vật, bất chấp những cảnh báo từ các chuyên gia y tế và lệnh cấm ở nhiều khu vực trên thế giới.

Ứng dụng điện tử giải quyết kháng kháng sinh trong chăn nuôiGia tăng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi ở châu ÁCác tổ chức LHQ kêu gọi sử dụng kháng sinh có trách nhiệmKháng kháng sinh – mối đe dọa lớn nhất đối với y học hiện đại

18 quốc gia châu Mỹ, 14 quốc gia châu Á và châu Đại Dương, và 10 quốc gia châu Phi vẫn tiếp tục sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng. Ảnh: Devdiscourse

Trong số 155 quốc gia báo cáo dữ liệu vào giai đoạn 2015-2017 trong một bản cập nhật của OIE về việc sử dụng thuốc trong chăn nuôi, 45 quốc gia thừa nhận rằng, kháng sinh đã được sử dụng cho động vật để ngăn ngừa nhiễm trùng và vỗ béo chúng.

Trong số đó, 12 quốc gia cho hay, một loại thuốc được gọi là colistin vẫn đang được sử dụng như một chất kích thích tăng trưởng. Việc sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng ở động vật khỏe mạnh đã bị cấm ở Liên minh châu Âu (EU) kể từ năm 2006 và tại Hoa Kỳ kể từ năm 2017, bởi điều này thúc đẩy sự phát triển của nhiễm trùng siêu vi khuẩn kháng thuốc nguy hiểm ở người.

Cũng theo báo cáo của OIE, trong số 45 quốc gia báo cáo việc tiếp tục sử dụng kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng, có 18 quốc gia ở khu vực châu Mỹ, 14 quốc gia ở khu vực châu Á và châu Đại Dương, trong khi 10 quốc gia ở khu vực châu Phi.

Đáng chú ý, colistin thuộc 1 trong 5 nhóm thuốc được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là thuốc kháng sinh và thuốc kháng khuẩn chỉ nên được sử dụng để điều trị nhiễm trùng khi mọi loại thuốc khác đều thất bại.

Ông Matt Stone, Phó Tổng Giám đốc của OIE khẳng định: "Chúng tôi đã đưa ra các khuyến nghị rất dứt khoát và rõ ràng rằng, chúng tôi muốn nhìn thấy sự chấm dứt ngay lập tức đối với việc sử dụng nhóm kháng sinh này".

Ngoài ra, báo cáo của OIE cũng cho thấy, việc sử dụng thuốc kháng khuẩn để thúc đẩy tăng trưởng động vật đã giảm từ 60 quốc gia xuống còn 45 quốc gia; qua đó, OIE hoan nghênh sự tiến bộ được thực hiện ở nhiều quốc gia trong việc cải thiện công tác giám sát và thu thập dữ liệu.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, báo cáo chỉ ra rằng, "chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi".

"Làm việc cùng nhau là cách duy nhất để tránh các chi phí khổng lồ về con người, xã hội, kinh tế và môi trường của tình trạng kháng kháng sinh", ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong những tháng đầu năm có những dấu hiệu khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng trở lại, lãi suất ngân hàng hạ nhiệt… là những yếu tố thuận lợi để doanh nghiệp chủ động thực hiện tốt kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Doanh nghiệp kỳ vọng vào sự tăng trưởng
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top