ClockChủ Nhật, 10/02/2019 14:49

ADB, AFD tài trợ 5 tỷ USD cho châu Á-Thái Bình Dương trong 3 năm tới

TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) vừa nhất trí tăng cường cam kết đồng tài trợ từ mức 3 tỷ USD trong 3 năm qua lên mức 5 tỷ USD trong 3 năm tới, cho phép họ mở rộng nỗ lực phát triển chung trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương.

ADB: Triển vọng tăng trưởng của châu Á giữ ổn địnhADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậuChâu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vữngADB, OECD hợp tác phát triển châu Á – Thái Bình Dương

Phó Chủ tịch ADB, ông Diwakar Gupta (hàng ngồi, bên trái) và Phó Giám đốc điều hành AFD, bà Marie-Hélène Loison (hàng ngồi, bên phải) ký kết sửa đổi thỏa thuận giữa AFD và ADB, nhằm tăng cường cam kết đồng tài trợ trong 3 năm tới. Ảnh: ADB

Theo Thỏa thuận Khung Đối tác (PFA) giai đoạn 2016-2022 mà ADB và AFD đã ký kết hồi tháng 10/2016, hai tổ chức này nhất trí mỗi bên dành 1,5 tỷ USD để đồng tài trợ trong 3 năm đầu tiên của thỏa thuận kéo dài 6 năm.

Hiện nay, ADB và AFD quyết định tăng số tiền lên 2,5 tỷ USD từ mỗi bên trong 3 năm tới, nâng mức cam kết của họ lên 5 tỷ USD.

Việc sửa đổi PFA, bao gồm cam kết đồng tài trợ mới được ông Diwakar Gupta, Phó Chủ tịch ADBbà Marie-Hélène Loison, Phó Giám đốc điều hành AFD ký kết tại trụ sở của ADB.

Ông Diwakar Gupta cho hay: “Chúng tôi rất vui mừng được tăng cường sự hợp tác với AFD để mở rộng nỗ lực hướng tới việc đạt được sự phát triển toàn diện và bền vững ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương. Việc sửa đổi này sẽ giúp tăng cường sự hợp tác của chúng tôi trong những lĩnh vực như: các thành phố bền vững, giao thông đô thị, biến đổi khí hậu và lồng ghép giới".

Về phần mình, bà Marie-Hélène Loison nhận định: “Cuộc họp này là một cơ hội để cung cấp một động lực mới cho sự hợp tác liên tục của chúng tôi”.

Động thái này phù hợp với Chiến lược năm 2030 của ADB và cam kết của Chính phủ Pháp trong việc đạt mục tiêu hỗ trợ phát triển chính thức 0,55% GDP đến năm 2022 và sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, việc nâng cao những mục tiêu đồng tài trợ của chúng tôi sẽ được đồng hành bởi sự hợp tác mới để hỗ trợ việc chuyển đổi kinh tế theo hướng phát triển bền vững với khí hậu và các-bon thấp và trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Phó Giám đốc điều hành AFD lưu ý thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới

Nền tảng đầu tư tác động y tế mới, một quan hệ đối tác mang tính bước ngoặt giữa các ngân hàng phát triển đa phương, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ giải quyết nhu cầu cấp thiết về các nỗ lực phối hợp nhằm tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu ở những cộng đồng dễ bị tổn thương và chưa được phục vụ đầy đủ, qua đó giúp xây dựng khả năng phục hồi nhanh trước các mối đe dọa.

WHO và các ngân hàng phát triển đa phương khởi động nền tảng tài trợ y tế mới
Châu Á - Thái Bình Dương:
Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024

Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (16/8) cho hay, Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), chi nhánh khu vực tư nhân của Nhóm Ngân hàng thế giới (WBG) đã cam kết các khoản đầu tư và cho vay ở mức cao kỷ lục tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm tài chính 2024.

Hoạt động tài trợ của IFC tăng lên mức kỷ lục trong năm tài chính 2024
ADB: Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 14/8 vừa công bố Giám sát kinh tế Thái Bình Dương (PEM) cho thấy khu vực Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2024 và 4,0% trong năm 2025, nhưng nhu cầu xây dựng khả năng phục hồi vẫn cần được duy trì.

ADB Khu vực Thái Bình Dương dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng
Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết đăng tải trên trang web của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Theo đó, bà Sabah Abdulla và ông Vinod Thomas, các chuyên gia phát triển của ADB, đồng thời là tác giả của bài viết cho rằng, tăng cường đầu tư vào khả năng phục hồi khí hậu đóng vai trò rất quan trọng để giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở các khu vực dễ bị tổn thương như châu Á và Thái Bình Dương.

Tập trung vào khoảng cách đào tạo và tài trợ để tăng cường khả năng phục hồi khí hậu
Return to top