ClockThứ Năm, 11/10/2018 14:29

ADB, OECD hợp tác phát triển châu Á – Thái Bình Dương

TTH.VN - Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vừa ký kết một biên bản ghi nhớ cam kết tăng cường hợp tác trong việc thúc đẩy những chính sách và chương trình phát triển hiệu quả ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

ADB hỗ trợ Bhutan cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe quốc giaADB kêu gọi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam ÁADB: Căng thẳng thương mại đặt ra nguy cơ cho tăng trưởng ở châu ÁFAO, OECD dự báo sản lượng nông nghiệp châu Á sẽ gia tăngOECD: Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt đỉnhOECD cảnh báo nguy cơ chiến tranh thương mại đối với tăng trưởng toàn cầu

Ảnh minh họa: Anti Corruption Digest

Cụ thể, ngân hàng ADB cho biết thỏa thuận sẽ được tiến hành trong gian đoạn từ 2019 – 2023, trong đó ADB và OECD cam kết sẽ phối hợp hành động để thúc đẩy đối thoại chính sách, quản lý thành quả, chia sẻ thông tin và học hỏi lẫn nhau trong các lĩnh vực như chống tham nhũng, chính sách thuế, quản trị, chính sách kinh tế vĩ mô và thu thập, phân tích dữ liệu.

Các sáng kiến chung bao gồm: sáng kiến chống tham nhũng ADB – OECD,  Hội nghị bàn tròn OECD - châu Á về quản trị doanh nghiệp và Diễn đàn OECD về thuế và tội phạm.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch ADB Takehiko Nakao khẳng định trong vòng 5 năm qua, chúng tôi đã làm việc chung rất tích cực để giải quyết tham nhũng, cải thiện quản trị doanh nghiệp và chống tội phạm thuế ở châu Á – Thái Bình Dương, cùng rất nhiều vấn đề khác. Do đó, ADB và OECD kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ vững mạnh này, cũng như tận dụng các lợi thế của cả ADB và OECD trong khu vực để thúc đẩy phát triển hơn nữa tại các nước có thu nhập trung bình và cao.

Thông qua nội dung biên bản ghi nhớ mới, hai tổ chức sẽ tiếp tục đẩy mạnh các sáng kiến và thực hiện nhiều nghiên cứu khác về các vấn đề như chính sách kinh tế vĩ mô, tăng trưởng trung hạn của châu Á, triển vọng kinh tế khu vực Đông Nam Á và số liệu thống kê về khu vực châu Á.

Đan Lê (Lược dịch từ Xinhua)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số

Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược và là ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh, bền vững. Ngành du lịch nói chung, du lịch Cố đô nói riêng đang thúc đẩy chuyển đổi số, gắn với công tác quảng bá và phát triển ngành công nghiệp không khói.

Quảng bá và phát triển du lịch từ chuyển đổi số
A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Khi người dân có “điểm tựa”

Từ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các tổ chức, đoàn thể và Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, người dân Phú Vang đã nỗ lực vươn lên, chung sức cùng địa phương thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế.

Khi người dân có “điểm tựa”
Return to top