ClockThứ Năm, 16/08/2018 14:26

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu Á

TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ước tính, ngành vận tải của khu vực châu Á sẽ cần hơn 8,4 nghìn tỷ USD trong các khoản đầu tư đến năm 2030, để tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng của khu vực này, trong khi phải đối phó với những thách thức của biến đổi khí hậu.

ADB triển khai cuộc thi ảnh về an ninh nước châu Á-Thái Bình DươngADB: Khu vực châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn địnhADB: Căng thẳng thương mại đặt ra rủi ro cho tăng trưởng châu ÁMở khóa tiềm năng kinh tế to lớn của thương mại điện tửADB tổ chức hội thảo về nước và vệ sinh châu ÁADB: Công nghệ và sự đổi mới rất quan trọng đối với tương lai năng lượng châu Á – Thái Bình Dương

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Twitter

Theo tờ Devdiscourse ngày 16/8, châu Á hiện đang có cơ hội để lấp đầy các khoảng cách tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như trực tiếp tài trợ vào cơ sở hạ tầng giao thông bền vững hơn.

Các ước tính trên được đưa ra trước thềm Diễn đàn Vận tải do ADB tổ chức 2 năm một lần tại trụ sở chính của tổ chức này ở thủ đô Manila, Philippines. Diễn đàn dự kiến diễn ra vào ngày 12/9, là sự kiện hàng đầu của châu Á về các vấn đề vận tải, nơi nhóm họp của các Chính phủ, các cơ quan tài trợ và chuyên gia kỹ thuật, nhằm thảo luận về những vấn đề mà nỗ lực phát triển vận tải trong khu vực đang phải đối mặt.

Diễn đàn năm nay sẽ là dịp để các đại biểu tham gia cùng thảo luận về những cơ hội và thách thức liên quan, với chủ đề "Tài trợ cho tương lai của Giao thông vận tải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

Trong đó, Viện Ngân hàng Phát triển châu Á (ADBI), với chuyên môn về tài chính cơ sở hạ tầng, sẽ tổ chức một phiên họp về tài chính đổi mới sáng tạo, với sự tham gia của các chuyên gia về tài chính cơ sở hạ tầng và quan hệ đối tác công tư.

Các nội dung chính bao gồm: nâng cao nhận thức về các phương tiện bổ sung và đổi mới sáng tạo để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương; tăng cường sự hiểu biết về quan hệ đối tác công tư và mối quan hệ này có thể được khai thác để tài trợ cho cơ sở hạ tầng bền vững như thế nào.

13 quan chức Chính phủ đến từ Campuchia, Maldives, Pakistan, Samoa, Quần đảo Solomon, Tajikistan, Tonga, Tuvalu, Việt Nam; và các chuyên gia khác về tài chính hạ tầng giao thông dự kiến tham gia diễn đàn lần này.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí

Hãng tin Reuters dẫn lời Chính phủ Azerbaijan, chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc 2024 (COP29) cho biết, nước này sẽ bảo vệ quyền của các quốc gia sản xuất dầu khí được đầu tư vào lĩnh vực này; đồng thời nhấn mạnh, bất chấp các mục tiêu về khí hậu, nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch vẫn còn đang rất cao.

Chủ nhà COP29 năm nay sẽ bảo vệ các khoản đầu tư vào dầu khí
Đột phá trong thu hút đầu tư

Nhiều dự án nghìn tỷ, hàng chục nghìn tỷ được trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đã khẳng định vị thế của Thừa Thiên Huế. Chưa bàn đến chuyện “xoay chuyển tình thế” trong việc sẽ tạo ra các giá trị cao, song các dự án đó minh chứng, tỉnh đã có bước đột phá trong thu hút đầu tư.

Đột phá trong thu hút đầu tư
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Return to top