ClockChủ Nhật, 09/06/2019 10:26

Căng thẳng thương mại phủ bóng lên triển vọng kinh tế Eurozone

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi trong tuần này đã gửi đi một cảnh báo rõ ràng rằng những diễn biến leo thang mới nhất của xung đột thương mại toàn cầu đang đặt ra nhiều thách thức cho nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề tiêu cựcFED: Căng thẳng thương mại có thể đe dọa tăng trưởngCăng thẳng thương mại toàn cầu leo thang tác động đến tăng trưởng của ASEAN-5Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc có thể gặp nhau tại Hội nghị G20Căng thẳng thương mại cản trở phát triển bền vững

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi trong cuộc họp báo tại Frankfurt, Đức ngày 7/3/2019. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mặc dù ông Draghi cam kết sẽ triển khai các biện pháp kích thích mới nếu cần, song các thị trường dường như không thực sự tin tưởng rằng ECB sẽ đủ sức để duy trì sự phục hồi mong manh của khu vực, qua đó buộc các chính phủ phải hành động.

Eurozone đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự suy giảm mạnh trong hoạt động thương mại toàn cầu, do những nền kinh tế định hướng xuất khẩu, đặc biệt là Đức, là những động lực chính thúc đẩy đà tăng trưởng của khối này.

Số liệu vừa được công bố ngày 7/6 cho thấy hoạt động chế tạo tại nền kinh tế lớn nhất Eurozone đang suy yếu, khiến Ngân hàng Trung ương Đức (Bundesbank) phải hạ báo tăng trưởng năm nay xuống chỉ còn 0,6%.

Số liệu này cũng củng cố những nhận định kém lạc quan từ ECB, khi ngân hàng trung ương này cảnh báo chủ nghĩa bảo hộ gia tăng tạo ra nhiều rủi ro theo hướng suy giảm cho đà tăng trưởng toàn khối.

Ông Draghi thừa nhận lo ngại thiệt hại từ cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể vượt xa những ảnh hưởng trực tiếp của nó đối với các nhà xuất khẩu.

Vấn đề chính là nền kinh tế có thể được “cách ly” trong bao lâu khỏi sự yếu kém trong hoạt động chế tạo.

Những số liệu gần đây đã cho thấy có sự phân hóa giữa lĩnh vực chế tạo và những lĩnh vực dịch vụ tập trung vào nhu cầu nội địa.

Ông Holger Schmieding, nhà kinh tế trưởng tại ngân hàng Berenberg cho biết ngành công nghiệp đang hoạt động khá yếu kém, nhưng phần còn lại của nền kinh tế đang trong thể trạng tốt.

Tuy nhiên, rủi ro ở đây là sự yếu kém trong lĩnh vực chế tạo sẽ lan sang các phần khác của nền kinh tế trong trường hợp các công ty cắt giảm việc làm hoặc sự sụt giảm giá cổ phiếu làm người tiêu dùng bất an.

Sự không chắc chắn về triển vọng thương mại có thể kìm hãm đà tăng trưởng dài hạn của khu vực bởi các doanh nghiệp lớn trì hoãn việc đầu tư.

Một số chuyên gia cảnh báo các lĩnh vực dịch vụ khó có thể tách rời khỏi hoạt động chế tạo về lâu dài.

ECB đang cố gắng khôi phục niềm tin của thị trường thông qua cam kết giữ nguyên lãi suất cho đến giữa năm sau, thậm chí sẽ cắt giảm lãi suất hoặc tiếp tục chương trình mua tài sản nếu cần thiết.

Nhưng ECB đang gặp nhiều khó khăn trong việc này khi kỳ vọng của thị trường về lạm phát trong 5 năm tới vẫn ở mức thấp nhất kể từ năm 2016, ngay cả khi ông Draghi nhấn mạnh sau cuộc họp ngày thứ Năm của ECB rằng họ sẵn sàng sử dụng tất cả các công cụ của mình.

Chuyên gia kinh tế Shweta Singh thuộc công ty tư vấn TS Lombard nói rằng các xu hướng thị trường phản ánh quan điểm rằng ECB không có đủ công cụ để giải quyết vấn đề lạm phát thấp hoặc sẵn sàng chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài hơn.

Trụ sở ECB tại Frankfurt am Main, miền tây Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sự kỳ vọng đang được đặt vào hoạt động chi tiêu nội địa khi tỷ lệ tiết kiệm hộ gia đình lên tới 12%.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã từng lập luận rằng cải cách cơ cấu trong toàn khối, kết hợp với chi tiêu đầu tư cao hơn từ các chính phủ - đặc biệt là Đức và Hà Lan - có thể giúp tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone lên thêm 1% trong dài hạn.

Các quan chức của Ủy ban châu Âu cũng cho rằng nhu cầu nội địa có thể hỗ trợ nền kinh tế chống chịu giai đoạn yếu kém hiện tại của lĩnh vực chế tạo, nếu giai đoạn này không quá sâu hoặc kéo dài.

Theo giới chuyên gia, hoạt động chi tiêu trong nước của các nền kinh tế Eurozone có nền tảng phục hồi khá vững chắc.

Tỷ lệ thất nghiệp của Eurozone đã giảm từ mức cao kỷ lục hơn 12% hồi năm 2013 xuống còn 7,7% trong tháng 3/2019.

Tăng trưởng tiền lương đã khởi sắc và ở hầu hết các quốc gia, các hộ gia đình đều nhận được một sự hỗ trợ tài chính: Pháp đã cắt giảm thuế và tăng mức lương tối thiểu, trong khi Đức có kế hoạch chi nhiều hơn cho chăm sóc trẻ em và lương hưu.

Tuy nhiên, Eurozone được cho là khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng 0,4% ghi nhận trong quý đầu tiên của năm 2019.

Trừ khi các chính phủ có những biện pháp để hỗ trợ đà tăng trưởng, châu Âu sẽ phải dựa vào nhiều yếu tố may rủi và đặc biệt là một thỏa thuận “đình chiến” giữa Washington và Bắc Kinh để có thể kéo nền kinh tế khởi sắc trở lại.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ

“Nhận diện” sớm các khu vực có nguy cơ lũ quét, trượt lở đất đá… là vấn đề mà người dân rất quan tâm khi mùa mưa bão đến, nhằm chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, ứng phó với rủi ro thiên tai; tránh, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại xảy ra do mưa lũ.

“Nhận diện” sớm nguy cơ để ngăn ngừa thiệt hại do mưa lũ
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Phú Lộc: Người dân tổ chức chuyến xe 0 đồng hỗ trợ miền Bắc

Sáng 20/9, chị Na Yến Việt (tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Nhàn, sinh sống và kinh doanh các sản phẩm từ yến ở địa phương), trú tại tổ dân phố Loan Lý, thị trấn Lăng Cô phối hợp với UBND thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc tổ chức chuyến xe 0 đồng Lăng Cô hỗ trợ miền Bắc ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Phú Lộc Người dân tổ chức chuyến xe 0 đồng hỗ trợ miền Bắc

TIN MỚI

Return to top