ClockThứ Ba, 04/06/2019 06:47

Nguy cơ suy thoái toàn cầu tăng do ảnh hưởng từ nhiều vấn đề tiêu cực

TTH.VN - Theo đó, các chỉ số tăng trưởng có thể tiếp tục xấu đi trong các tháng tới do thuế thương mại cao gây nên thiệt hại lớn cho thương mại toàn cầu, niềm tin tiêu dùng và niềm tin kinh doanh...

Brexit cứng có thể khiến Anh bị suy thoáiKhả năng cao xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầuIMF dự báo tăng trưởng kinh tế Nga đạt 2% trong năm nayFED: Căng thẳng thương mại có thể đe dọa tăng trưởngTổng thống Mỹ và Chủ tịch Trung Quốc có thể gặp nhau tại Hội nghị G20

Nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày càng tăng gây nên nhiều hậu quả tiêu cực. Ảnh minh họa: Reuters

Theo thông tin trên trang Reuters, giữa bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang, hoạt động của các nhà máy trên khắp châu Á và châu Âu chậm lại trong tháng trước dấy lên lo ngại có thể xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu và gây áp lực lớn cho các nhà hoạch định chính sách.

Theo đó, các chỉ số tăng trưởng có thể tiếp tục xấu đi trong các tháng tới do thuế thương mại cao gây nên thiệt hại lớn cho thương mại toàn cầu, niềm tin tiêu dùng và niềm tin kinh doanh... Hậu quả là xuất hiện nguy cơ mất việc và trì hoãn quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.

Nếu căng thẳng thương mại không có dấu hiệu giảm bớt tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nước G20 dự kiến diễn ra tại Osaka (Nhật Bản) vào cuối tháng 6, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau, nhiều nhà kinh tế cho rằng suy thoái kinh tế và cuộc đua về đổi mới có thể sẽ bị đình trệ.

Được biết, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung làm giảm nhu cầu về xe ôtô, cũng như Brexit và sự không chắc chắn về địa chính trị đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất của khu vực đồng Euro hồi tháng trước.

Nhà kinh tế học cao cấp tại Công ty Quản lý tài sản AXA Investment Managers (Pháp) Aidan Yao cho biết, thêm bất cứ một cú shock nào xuất hiện do căng thẳng thương mại leo thang gây ra cũng đều sẽ không tốt cho thương mại toàn cầu. Về mặt chính sách tiền tệ, mọi thứ sẽ ngày càng xấu đi trong thời gian tới.

Theo thống kê, chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Manager của IHS Markit mới nhất tại khu vực đồng Euro ghi nhận ở mức 47,7, thấp hơn so với chỉ số của tháng tư và chỉ nhỉnh hơn 1 chút so với chỉ số của tháng ba – mức thấp nhất trong vòng 6 năm qua.

Sau nhiều diễn biến căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc trong tất cả các lĩnh vực vào thời gian vừa qua, các nhà kinh tế học nhận định đây là một vấn đề hết sức quan trọng. Điều này có nghĩa cuộc chiến thương mại là cuộc chiến kinh doanh trên diện rộng và nó cần được lưu tâm.

Đan Lê (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Return to top