ClockChủ Nhật, 30/09/2018 15:06

ADB kêu gọi tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng ở Nam Á

TTH.VN - Đối với Nam Á, phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững.

ADB: Cần 8,4 nghìn tỷ USD đầu tư vào quỹ đạo tăng trưởng châu ÁMỹ, Nhật, Australia thúc đẩy cơ sở hạ tầng Ấn Độ Dương-Thái Bình DươngMỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình DươngNhu cầu về cơ sở hạ tầng tăng nhanh trong khu vực ASEAN

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Để duy trì đà tăng trưởng và đối phó với biến đổi khí hậu, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho biết khu vực Nam Á cần đầu tư thêm gần 9% tổng sản phẩm quốc nội của mình vào phát triển cơ sở hạ tầng đến năm 2030 – mức cao hơn so với các tiểu vùng khác trong khu vực châu Á.

Đối với Nam Á, phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa để phát triển kinh tế bền vững. Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh, khu vực này vẫn phát triển rất mạnh bất chấp nhiều thiếu hụt trong hệ thống cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ADB nhận định xu hướng trên sẽ không thể tiếp tục trong tương lai lâu dài.

Theo đó, để cải thiện chất lượng, cũng như tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ cơ sở hạ tầng, cần đòi hỏi hành động, kế hoạch đầu tư nhiều hơn cho vấn đề xây dựng và bảo trì. Mặc dù chính phủ các nước trong khu vực sẽ chịu trách nhiệm với một số công trình hạ tầng thiết yếu, song ngân sách của chính phủ Nam Á vẫn còn rất hạn chế.

Ở một khía cạnh nào đó, vấn đề này có thể giải quyết bằng cách huy động nguồn lực trong nước.... Ngoài ra, ADB cũng cho rằng việc mở rộng thị trường vốn là hoàn toàn cần thiết để hỗ trợ khu vực đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, từ đó phát triển bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

Để ươm mầm cho học sinh đi thi và đoạt giải quốc tế, Trường THPT chuyên Quốc Học – Huế xây dựng lộ trình bồi dưỡng bài bản. Đằng sau những tấm huy chương là không ít mồ hôi, công sức của thầy và trò.

Đầu tư cho học sinh đi thi quốc tế

TIN MỚI

Return to top