ClockThứ Ba, 26/06/2018 14:36

Bệnh bại liệt tái xuất hiện ở Papua New Guinea sau 18 năm

TTH.VN - Một đợt bùng phát bệnh bại liệt vừa được xác nhận ở Papua New Guinea, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Chính phủ quốc gia này cho biết.

LHQ hoàn thành đợt chủng ngừa bại liệt đầu tiên ở SyriaWHO nỗ lực tiêm chủng ngăn chặn bại liệt cho trẻ em tại SyriaSyria xác nhận ca bại liệt đầu tiên trong 3 nămUNICEF chủng ngừa bại liệt cho 5 triệu trẻ em YemenUNICEF: Nigeria bắt đầu tiêm chủng bại liệt khẩn cấpTìm thấy virus bại liệt trong nước thải, Ấn Độ gấp rút tiêm phòng cho 300.000 trẻ em

Papua New Guinea được công nhận thoát khỏi bệnh bại liệt kể từ năm 2000, trước khi đợt bùng phát dịch mới tái xuất hiện. Ảnh: AP

Tờ AFP ngày 26/6 dẫn nguồn tin từ WHO cho hay, virus bại liệt được phát hiện ở một cậu bé 6 tuổi ở tỉnh Morobe của Papua New Guinea, 18 năm sau khi quốc gia Thái Bình Dương này được tuyên bố thoát khỏi bệnh bại liệt.

Trong một động thái liên quan, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói thêm, virus cùng loại cũng được phát hiện từ mẫu phân của 2 trẻ em khỏe mạnh khác trong cùng một cộng đồng. Điều này "đồng nghĩa với một ổ dịch", WHO nhận định.

"Chúng tôi quan ngại sâu sắc về trường hợp bệnh bại liệt này ở Papua New Guinea, và thực tế là virus đang di chuyển. Ưu tiên ngay lập tức của chúng tôi là phản ứng và ngăn chặn việc có thêm trẻ em nhiễm bệnh", Bộ trưởng Y tế Papua New Guinea, ông Pascoe Kase lưu ý trong một tuyên bố.

Theo đó, các bước thực hiện nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh truyền nhiễm cao này bao gồm việc tiến hành các chiến dịch chủng ngừa với quy mô lớn, cũng như tăng cường hệ thống giám sát giúp phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh đã được thực hiện.

Papua New Guinea đã không ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh nào kể từ năm 1996, và được tuyên bố thoát khỏi bệnh bại liệt vào năm 2000, cùng với phần còn lại của khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO.

Tuy nhiên, tỷ lệ bao phủ vắc-xin bại liệt tại tỉnh Morobe ở mức thấp, khi chỉ có 61% trẻ em nhận được 3 liều khuyến cáo, WHO nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng, điều kiện vệ sinh không đầy đủ là cũng vấn đề trong khu vực này.

Theo số liệu từ WHO, số trường hợp bại liệt trên toàn thế giới giảm hơn 99% kể từ năm 1988, từ khoảng 350.000 trường hợp xuống còn 22 trường hợp được báo cáo trong năm 2017. Chỉ có 3 quốc gia gồm Afghanistan, Nigeria và Pakistan được WHO coi là những quốc gia vẫn còn dịch bệnh bại liệt hồi tháng 3 vừa qua.

Thanh Ngân (Lược dịch từ AFP & The Guardian)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết

Tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này vừa khởi động Kế hoạch chiến lược toàn cầu nhằm chuẩn bị, sẵn sàng và ứng phó với bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác gây ra bởi arbovirus (virus lây truyền từ động vật chân đốt, ví dụ như muỗi Aedes).

WHO triển khai chiến lược toàn cầu ứng phó với bệnh sốt xuất huyết
Return to top