ClockThứ Tư, 31/07/2019 14:45

Biến đổi khí hậu đe dọa sức khỏe người dân châu Á-Thái Bình Dương

Một nhóm các nhà khoa học Australia hôm nay (31/7) vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Người Anh quan tâm đến biến đổi khí hậu hơn chủ đề BrexitMỹ: Đảng Dân chủ giới thiệu dự luật áp thuế carbon185 triệu dân Mỹ đối mặt với đợt nắng nóng kỷ lục dịp cuối tuầnĐối mặt với biến đổi khí hậu, ASEAN cần thúc đẩy cơ sở hạ tầng xanhParis – nơi ô tô dần nhường chỗ cho cuộc cách mạng xe hai bánh

Ảnh minh họa: Internet

Báo cáo của Liên minh Y tế toàn cầu Australia (GHAA) cảnh báo rằng, biến đổi khí hậu có nguy cơ sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe người dân tại Australia và khu vực châu Á-Thái Bình Dương như: làm giảm chỉ số IQ ở trẻ em, suy dinh dưỡng, ngộ độc thực phẩm và tử vong do sốc nhiệt.

Một số bệnh mới sẽ xuất hiện tại Australia như loại virus Nipah gây bệnh cho lợn được phát hiện ở loài dơi ăn quả ở Đông Nam Á có thể gây tử vong cho con người. Nhiệt độ trái đất tăng cũng sẽ dẫn đến giảm hoạt động thể chất và làm tăng tỷ lệ béo phì.

Sức khỏe của người dân nông thôn Australia đặc biệt dễ bị ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu. Năng suất nông nghiệp giảm do thời tiết khắc nghiệt sẽ dẫn đến tăng tỷ lệ trầm cảm, lo lắng, lạm dụng thuốc và tự tử trong cộng đồng này. Đáng chú ý, hiện có nhiều bằng chứng cho thấy những phụ nữ mang thai phải trải qua các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, như lũ lụt, cháy rừng, hạn hán thì con cái của họ sẽ gặp khó khăn về phát triển nhận thức và ngôn ngữ.

Trong báo cáo, các nhà khoa học Australia đã kêu gọi chính phủ nước này ưu tiên sử dụng khoản ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trị giá 2 tỉ đôla Australia (AUD) nằm trong chương trình Bước lên Thái Bình Dương (Pacific step up) cho các dự án giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người tại các quốc đảo dễ bị tổn thương trong khu vực.

Các tác giả của báo cáo đã đưa ra kế hoạch 9 điểm nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người bao gồm nhận diện các tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe, cập nhật cách thức chăm sóc sức khỏe người dân nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu, thực hiện chương trình hành động nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Theo các nhà khoa học,phòng ngừa tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe nên là ưu tiên hàng đầu để tránh các tác động không thể kiểm soát được. Việc giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ ràng.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

TIN MỚI

Return to top