ClockThứ Sáu, 06/01/2017 21:50

Biến đổi khí hậu ở Trung Á có nguy cơ châm ngòi xung đột trong khu vực

TTH - Suy giảm nguồn cung nước do nhiệt độ Trái đất gia tăng đang đẩy cao nguy cơ căng thẳng chính trị, SCMP ngày 6/1 dẫn lời các nhà nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo.

Dãy núi Thiên Sơn chạy qua nhiều quốc gia ở Trung Á. Ảnh: SCMP

 

Dưới tác động của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ trung bình tăng, độ bất thường của thời tiết, khí hậu và thiên tai gia tăng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tài nguyên nước ngọt. Do đó, sự cạnh tranh về nguồn nước ngọt từ một dãy núi ở Trung Á có thể biến thành một cuộc xung đột khu vực, theo nhận định của các nhà nghiên cứu.

Tình trạng nóng lên toàn cầu và sự biến mất hoặc rút đi của các dòng sông băng ở dãy núi Thiên Sơn - “tháp nước” của khu vực - làm dấy lên nỗi ám ảnh rằng việc thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến “mối quan hệ giữa các quốc gia ở Trung Á”, báo cáo của Học viện Khoa học Trung Quốc chỉ rõ.

Ngoài việc ảnh hưởng đến mối quan hệ của các nước Trung Á, gây nguy cơ xung đột khu vực, tình hình này cũng có thể ảnh hưởng đến việc xây dựng các vành đai kinh tế, SMCP đưa tin.

Trung Á là nơi khô ráo, không có biển nội địa và Thiên Sơn là dãy núi cao nhất và lớn nhất trong khu vực, chạy qua nhiều quốc gia bao gồm Uzbekistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan và khu vực Tân Cương.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ SCMP & EPA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top