ClockThứ Bảy, 08/12/2018 14:39

Các thành phố ASEAN sẽ “thông minh” hơn

TTH.VN - Được Singapore khởi xướng với tư cách là chủ tịch của khối trong năm 2018, mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN) có mục tiêu chính là cải thiện chất lượng sống của người dân toàn khu vực.

ASEAN đẩy mạnh hợp tác và liên kếtGiải pháp thông minh ở các thành phố ASEAN giúp cải thiện chất lượng cuộc sốngTokyo đứng đầu danh sách các thành phố sáng tạo nhất thế giới26 thành phố sẽ thí điểm Mạng lưới các thành phố thông minh ASEANMạng lưới đô thị thông minh ASEAN sẽ bao gồm 3 thành phố của Việt NamSingapore dẫn đầu bảng xếp hạng thành phố thông minh toàn cầu

Ảnh minh họa: CIO Asia

Tờ ANN News dẫn lời Bộ trưởng Bộ Xã hội và Kinh tế Số của Thái Lan - Tiến sĩ Pichet Durongkaveroj cho hay, một khi Thái Lan trở thành chủ tịch luận phiên của khối vào năm tới, nước này sẽ đóng vai trò dẫn dắt thực hiện mạng lưới các thành phố thông minh bao gồm 26 thành phố khác nhau ở 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Sáng kiến đã được thông qua tại hội nghị cấp cao ASEAN diễn ra hồi tháng 11 tại Singapore nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên hành động cùng nhau để đạt được các mục tiêu về sự phát triển thông minh và bền vững.

Được Singapore khởi xướng với tư cách là chủ tịch của khối trong năm 2018, mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN (ASCN) có mục tiêu chính là cải thiện chất lượng sống của người dân toàn khu vực.

Dự án thí điểm bao gồm 26 thành phố. Đối với Thái Lan, nước này đề xuất Bangkok, hòn đảo nghỉ mát Phuket và Chon Buri – trung tâm của Pattaya. Đây đều là những điểm đến du lịch nổi tiếng của Thái Lan, được kỳ vọng sẽ làm tăng khả năng thành công của dự án lên gấp nhiều lần. Ngoài ba địa điểm trên, Chiang Mai cũng sẽ được thêm vào danh sách bổ sung sau này.

Đối với các quốc gia ASEAN khác, những thành phố được đề xuất bao gồm Luang Prabang (Lào), Mandalay (Myanmar), Siem Reap (Campuchia), Đà Nẵng (Việt Nam) và Kota Kinabalu (Malaysia). Những thành phố này được cam kết một ngày nào đó cũng sẽ phát triển theo mô hình thành phố thông minh.

Tại hội nghị cấp cao ASEAN, khuôn khổ dự án được thông qua là một hướng dẫn không ràng buộc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thành phố phát triển theo hướng thông minh một cách phù hợp với nhu cầu, tiềm năng, cũng như đặc điểm, bối cảnh địa phương, văn hóa của từng thành phố. Điểm mấu chốt là một thành phố thông minh cần khai thác tốt các giải pháp công nghệ, cũng như các điều kiện phi công nghệ tiên tiến để giải quyết vấn đề đô thị, đồng thời tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân và tạo ra nhiều cơ hội mới.

“Một thành phố thông minh cần góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội, bên cạnh đó cũng phải đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường thông qua các cơ chế hiệu quả để giải quyết những thách thức trong hiện tại và tương lai của người dân. Ngoài ra cần đảm bảo không có ai bị bỏ lại phía sau.

Để đạt được mục tiêu này, các quốc gia thành viên ASEAN được khuyến khích tập trung vào công tác triển khai kế hoạch tổng thể đúng đắn, hiệu quả.

Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top