ClockThứ Tư, 07/02/2018 07:25

Campuchia bùng phát đại dịch sốt xuất huyết

TTH.VN - Sau 6 năm kể từ năm 2012, Campuchia một lần nữa phải đối mặt với đại dịch sốt xuất huyết.

Philippines: tỷ lệ tiêm phòng giảm mạnh sau vụ bê bối vaccine sốt xuất huyết DengvaxiaSingapore công bố bộ dụng cụ xét nghiệm sốt xuất huyết trong 10 phútSau siêu bão, Fiji lo sợ bùng phát dịch sốt xuất huyết và ZikaPhilippines – quốc gia châu Á đầu tiên chấp nhận vaccine sốt xuất huyếtẤn Độ: 20.000 người nhiễm sốt xuất huyết trong vòng 5 năm

Một bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết tại Campuchia. Ảnh: Phnompenh Post

Chỉ trong những ngày đầu năm 2018, nước này ghi nhận khoảng 360 người mắc bệnh, trong đó nhiều trường hợp tử vong, nâng tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết tăng đến 130%. Nhiều khả năng, tình hình dịch tễ tại Campuchia sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng, khi chỉ còn vài tháng nữa, nước này sẽ đến mùa mưa – khoảng thời gian phát triển mạnh nhất của muỗi, tác nhân làm lây lan đại dịch sốt xuất huyết.

Nhằm hạn chế tối đa sự lây lan của ổ dịch, Tiến sĩ Ly Sovann - phát ngôn viên của Bộ Y tế Campuchia, giám đốc Cục quản lý khám chữa bệnh khuyến cáo người dân cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp phòng chống, đồng thời khẩn trương đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện thấy dấu hiện bất thường.

Trong một động thái có liên quan, giám đốc Trung tâm Phòng chống Sốt rét, ký sinh trùng Huy Rekol nhấn mạnh, người dân cần loại bỏ hoàn toàn các ổ ấu trùng muỗi trong các bình chứa nước, làm sạch các khu vực sinh hoạt là địa điểm ưa thích của muỗi và đến các cơ sở y tế để tìm cách điều trị bệnh thay vì tự xử lý tại nhà.

Về phía Chính phủ, lãnh đạo các ban, ngành cần đẩy mạnh công tác phân phối thuốc về bệnh viện, cơ sở y tế để các chuyên gia nhanh chóng nâng cao kiến thức cho đội ngũ các y, bác sĩ về kỹ năng đối phó khi gặp trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh, cùng lúc triển khai nhiều chiến dịch nâng cao nhận thức cho người dân.

Được biết, hiện có khoảng 6.000 lít thuốc diệt muỗi đã được phân phối về nhiều địa phương để triển khai quá trình phòng dịch, song chính quyền các cấp cần chú trọng trong khâu sử dụng. Theo các chuyên gia, thuốc diệt muỗi chỉ nên sử dụng cho các khu vực bùng phát dịch, thay vì sử dụng thường xuyên, rộng rãi như một biện pháp phòng ngừa, vì muỗi có thể sản sinh khả năng đề kháng thuốc rất cao.

Mặc dù chưa xuất hiện các chủng bệnh nguy hiểm khác như Zika, song Chính phủ Campuchia cam kết sẽ vẫn tập trung theo dõi tình hình diễn biến của đại dịch để kịp thời triển khai biện pháp xử lý thích hợp.

Đan Lê (Lược dịch từ Phnompenh Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

TIN MỚI

Return to top