ClockThứ Bảy, 14/09/2019 14:48

Chặn đứng âm mưu độc chiếm biển Đông

Trừ vài giai đoạn ngắn, từ khoảng giữa tháng 6-2019 tới nay, tàu khảo sát thăm dò địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc được hộ tống bằng một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám trang bị vũ khí hạng nặng, tàu dân quân biển giả dạng tàu cá và đôi khi cả tàu chở hàng đã liên tục xâm phạm vùng biển Việt Nam để thực hiện thăm dò địa chất.

Những hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông tiếp tục bị lên ánMỹ ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền ở Biển ĐôngBộ Quốc phòng Mỹ lên án Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí của Việt NamBáo Arab: Tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Từng bước độc chiếm biển Đông

Việc này không chỉ xảy ra với vùng biển Việt Nam mà còn với một số nước khác trong khu vực.

Từ lâu, Trung Quốc thể hiện rõ mục tiêu từng bước độc chiếm biển Đông. Họ đã và đang thực hiện việc đó bằng chiến thuật "tằm ăn lá dâu", "cây bắp cải" và "vùng xám". Chiến thuật "tằm ăn lá dâu" giúp họ từng bước chiếm trọn biển Đông; trong khi chiến thuật "cây bắp cải" và "vùng xám" là họ sử dụng rất nhiều lực lượng khác nhau, trong đó chủ yếu là lực lượng dân quân biển ngụy trang dưới dạng các tàu cá được trang bị vũ khí để sẵn sàng phối hợp với các tàu chấp pháp dân sự trên biển như tàu hải cảnh và các loại tàu khác, thậm chí tàu chở hàng để quấy nhiễu vùng biển các nước khác.

Việt Nam cần gửi công hàm tới Tổng Thư ký, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc để phản đối Trung Quốc và khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Ảnh: LIÊN HIỆP QUỐC

Cần chú ý rằng Trung Quốc và các nước ASEAN đang đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). Có nhiều ý kiến cho rằng bằng các hành động bắt nạt trên thực địa, Trung Quốc đang gây sức ép với Việt Nam và các nước ASEAN khác để bắt các nước thuận theo những đề xuất của Trung Quốc.

Việt Nam cần làm gì?

Đối mặt với nguy cơ mới, để đấu tranh một cách hiệu quả với Trung Quốc bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Việt Nam cần cấp bách thực hiện một số giải pháp.

Cần tiếp tục các hoạt động phản đối về mặt ngoại giao với Trung Quốc, tất cả tài liệu phản đối sau này sẽ được sử dụng trong cuộc đấu tranh pháp lý bảo vệ chủ quyền. Trên thực địa, ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì phản đối các hoạt động xâm phạm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc.

Tăng cường các hoạt động truyền thông để cung cấp cho nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế biết về hoạt động của các tàu Trung Quốc và những hoạt động đấu tranh của Việt Nam. Cần cung cấp chi tiết, cập nhật thường xuyên hiện trạng hoạt động của các tàu Trung Quốc và các tàu thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam trên bản đồ và các bảng số liệu. Nên tổ chức các chuyến đưa phóng viên trong nước và nước ngoài tới hiện trường Trung Quốc vi phạm vùng biển Việt Nam để lan tỏa thông tin, khẳng định tính chính danh của Việt Nam.

Cần tận dụng tất cả diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là các diễn đàn ASEAN và Liên Hiệp Quốc (LHQ), để thông báo cho bạn bè thế giới biết về các hoạt động vi phạm vùng biển Việt Nam của Trung Quốc cũng như các nỗ lực kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam cần gửi công hàm tới Tổng Thư ký, Hội đồng Bảo an LHQ, Đại hội đồng LHQ để phản đối Trung Quốc và khẳng định lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

Cần vận động để tìm cơ hội điều trần tại nghị viện các nước, đặc biệt là Mỹ và các nước lớn khác, về các hoạt động phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông và vùng biển Việt Nam để các nước khác hiểu và tham gia đấu tranh chống các hoạt động phi pháp của Trung Quốc.

Cần tuyên bố công nhận và ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc; đồng thời xem xét các khả năng xin tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) về việc diễn giải các phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực đối với vùng biển Việt Nam.

Cần xem xét tới đề xuất của GS Carl Thayer về việc thông báo sẽ bắt giữ các tàu Trung Quốc hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam và đề nghị Cảnh sát quốc tế (Interpol) truy nã các tàu đó. Cần thông báo rộng rãi chủ trương này cho các nước và các tổ chức quốc tế, đặc biệt là LHQ.

Cần tích cực chuẩn bị hồ sơ và sẵn sàng kiện Trung Quốc ra một tòa án quốc tế thích hợp về việc Trung Quốc xâm phạm và hoạt động trái phép trong vùng biển Việt Nam. 

PGS-TS Vũ Thanh Ca (Trường ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam)

Theo Người Lao Động

 
 
 
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top