ClockThứ Sáu, 12/10/2018 06:23

Châu Á dẫn đầu Chỉ số Nguồn nhân lực của WB

TTH.VN - Các quốc gia ở khu vực châu Á ghi được điểm số cao nhất trong một bảng xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB) vừa được công bố ngày 11/10, trong đó xếp hạng các quốc gia về việc họ đầu tư vào con cái như thế nào.

Thủ tướng Lào: Nguồn nhân lực là chìa khóa hội nhập kinh tếNhật Bản: Cư dân nước ngoài chạm mức kỷ lục 2,63 triệu người104 triệu thanh thiếu niên không thể đến trường do xung đột và thảm họaLãnh đạo thế giới cam kết thúc đẩy đầu tư vào giáo dục

3 quốc gia dẫn đầu trong Chỉ số Nguồn nhân lực của Ngân hàng Thế giới nằm ở khu vực châu Á. Ảnh: Alamy

Cụ thể, Singapore, Hàn Quốc và Nhật Bản nắm giữ 3 vị trí dẫn đầu trong Chỉ số Nguồn nhân lực của WB, được phát hành tại hội nghị thường niên của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) ở đảo Bali, Indonesia.

Tiếp theo là Hồng Kông, Phần Lan, Ireland và Australia. Thụy Điển, Hà Lan và Canada nằm trong top 10.

Các quốc gia ở khu vực châu Âu chiếm ưu thế trong 10 quốc gia được xếp hạng ngay sau đó, trong khi Mỹ đứng thứ 24 và Trung Quốc ở vị trí thứ 46.

Thay vì sử dụng các thước đo truyền thống như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số xếp hạng các quốc gia về mức độ trẻ em được chuẩn bị tốt cho tương lai như thế nào, với sự nhấn mạnh về các yếu tố như học hành và chăm sóc sức khỏe.

Ngân hàng Thế giới cho rằng, những cân nhắc này thường bị đánh mất, giữa những ưu tiên chính trị khác của quốc gia, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế chất lượng cao.

Phát biểu trong một cuộc họp báo trên hòn đảo nghỉ mát của Indonesia, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông Jim Yong Kim nhận định, 1/4 những người trẻ tuổi của hành tinh đang phải đối mặt với “nguy cơ bị suy dinh dưỡng và bệnh tật mãn tính dẫn đến còi cọc”.

Chủ tịch Jim Yong Kim cho rằng, điều này "ảnh hưởng vĩnh viễn đến sự phát triển nhận thức của một đứa trẻ, kết quả học tập và thu nhập trong tương lai".

Đáng chú ý, khu vực châu Phi thống trị nửa phía dưới của hệ thống xếp hạng bao gồm 157 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xếp hạng thấp nhất là Chad, tiếp theo là Nam Sudan, Niger, Mali và Liberia.

Ông Jim Yong Kim nói thêm: "Nếu trẻ em của một quốc gia lớn lên và không thể đáp ứng nhu cầu của nơi làm việc trong tương lai, quốc gia đó sẽ không có khả năng tuyển dụng người dân của mình, không thể tăng sản lượng, và hoàn toàn không được chuẩn bị để cạnh tranh về mặt kinh tế".

"Các chính sách để xây dựng nguồn nhân lực là một trong những sự đầu tư thông minh nhất mà các quốc gia có thể tạo ra, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn và toàn diện", Chủ tịch WB lưu ý.

Ngân hàng Thế giới hy vọng, xếp hạng và dữ liệu được cung cấp cho mỗi quốc gia có thể đem đến các quốc gia một "tranh luận mạnh mẽ hơn" khi cân nhắc liệu có nên đưa tài nguyên vào các chính sách có lợi cho trẻ em hay không.

Cũng theo Ngân hàng Thế giới, chỉ số nói trên cho thấy 56% trẻ em được sinh ra ngày nay trên toàn thế giới sẽ có nguy cơ mất hơn 1/2 thu nhập tiềm năng trong cuộc đời của chúng, do những chính sách không đầy đủ.

Chỉ số Nguồn nhân lực đo lường số lượng "vốn nhân lực mà một đứa trẻ được sinh ra ngày nay có thể mong đợi để đạt được đến năm 18 tuổi", bằng cách đánh giá một loạt các điều kiện và yếu tố quốc gia.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Guardian & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top