ClockThứ Sáu, 12/10/2018 15:25

Châu Á tiếp tục là động lực tăng trưởng chính cho nền kinh tế toàn cầu

TTH.VN - Khu vực châu Á tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, với dự báo tăng trưởng ở mức 5,6% trong năm nay và 5,4% vào năm 2019, tờ Devdiscourse ngày 12/10 đưa tin.

Hội nghị IMF-WB thảo luận về những rủi ro đe dọa kinh tế thế giớiTăng trưởng toàn cầu tổn hại đáng kể bởi căng thẳng thương mại leo thangIMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019Hội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế BaliHành trình cách mạng kỹ thuật số ở châu Á

Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu trong phiên họp toàn thể tại Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới (IMF-WB) 2018 diễn ra tại đảo Bali, Indonesia ngày 12/10. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, có những rủi ro ở phía trước, do điều kiện tài chính chặt chẽ hơn, căng thẳng thương mại leo thang và động lực tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc, theo Báo cáo “Triển vọng kinh tế khu vực: Châu Á và Thái Bình Dương” của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Bên cạnh đó, báo cáo cũng trích dẫn những thách thức dài hạn hơn đối với triển vọng tăng trưởng của châu Á, bao gồm năng suất chậm lại, già hoá dân số và tác động của cuộc cách mạng kỹ thuật số đến tương lai của việc làm.

Các chính sách nhằm giải quyết những thách thức này sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo những lợi ích của chúng được lan rộng.

"Châu Á đạt được tiến bộ kinh tế to lớn trong vài thập kỷ qua, với hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và những nền kinh tế liên tiếp chuyển sang thu nhập trung bình và thậm chí là nền kinh tế cao cấp. Rõ ràng, khu vực này đang đối mặt với những thách thức quan trọng, nhưng chúng có thể được giải quyết bằng việc hoạch định chính sách khôn khéo", ông Changyong Rhee, Giám đốc IMF phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương nhận định.

Những nền kinh tế năng động

Dự báo tăng trưởng ở Trung Quốc vẫn ở mức 6,6% cho năm 2018 và dự kiến ​​sẽ giảm xuống còn 6,2% trong năm 2019, khi một số rủi ro trung hạn tăng lên.

Tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản trong năm 2018 giảm từ mức 1,2 xuống còn 1,1%. Tại Ấn Độ, nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm tài chính 2018-2019 và 7,4% trong năm tài chính 2019-2020, được điều chỉnh giảm lần lượt là 0,1 và 0,4 điểm phần trăm, khi giá dầu cao hơn và việc thắt chặt chính sách tiền tệ hơn nữa.

Đáng chú ý, tăng trưởng ở các nền kinh tế ASEAN-4 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan) mất đà trong nửa đầu năm 2018, ngoại trừ ở Thái Lan, và đã được điều chỉnh giảm xuống trong năm 2019.

Ở hầu hết các nền kinh tế còn lại của khu vực, tăng trưởng dự báo ​​sẽ mở rộng, đạt 4,1% cho năm 2019.

Những rủi ro phía trước

Theo báo cáo, có những rủi ro đối với dự báo cả trong ngắn hạn và trung hạn. Căng thẳng thương mại tiếp tục có thể làm suy yếu niềm tin kinh doanh, làm tổn thương các thị trường tài chính, gián đoạn các chuỗi cung ứng, và cản trở đầu tư và thương mại trong khu vực.

Nếu tất cả những tác động này trở thành sự thật và tất cả các mức thuế được đề xuất được thực hiện, GDP của khu vực châu Á có thể giảm 0,9% trong 2 năm tới, theo nghiên cứu của IMF.

Phân tích trong bản đánh giá khu vực mới nhất cũng cho thấy, những điều kiện tài chính chặt chẽ hơn có thể làm giảm sản lượng của châu Á đến 3/4 điểm phần trăm. Biến động thị trường tài chính đã được chứng kiến ở một số nền kinh tế thị trường mới nổi có thể trở nên tồi tệ hơn, với sự lan tỏa tiêu cực đến châu Á thông qua dòng vốn sụt giảm.

Các nền kinh tế châu Á cũng phải đối mặt với những rủi ro trong nước, bao gồm nợ hộ gia đình và nợ doanh nghiệp cao ở Hàn Quốc, Singapore, và nhiều nền kinh tế khác, thị trường bất động sản tăng cao ở Australia và Hồng Kông, và nguy cơ chậm thực hiện cải cách ở Ấn Độ.

Duy trì tăng trưởng và xây dựng thịnh vượng

Để tăng cường khả năng phục hồi và giải quyết những rủi ro đang gia tăng này, các nền kinh tế châu Á sẽ cần phải áp dụng những chính sách hỗ trợ ổn định tài chính và duy trì tăng trưởng. Với sự đa dạng rộng lớn của khu vực, những ưu tiên chính sách sẽ có sự khác nhau giữa các nền kinh tế.

Điều này sẽ hỗ trợ việc ra quyết định chính sách tiền tệ độc lập để giải quyết lạm phát và các mục tiêu trong nước, với những biện pháp được nhắm mục tiêu để bảo vệ sự ổn định tài chính.

Nhìn xa hơn, khu vực châu Á sẽ được hưởng lợi từ các cải cách giúp giải quyết những thách thức của khu vực, cũng như đảm bảo tăng trưởng bền vững và toàn diện.

Hơn nữa, đánh giá khu vực nhấn mạnh tác động đáng kể của số hóa trong khu vực. Chẳng hạn như, các sáng kiến ​​kỹ thuật số chiếm gần 1/3 mức tăng trưởng bình quân đầu người của châu Á trong 2 thập kỷ qua.

Để đảm bảo khu vực khai thác triệt để lợi ích kỹ thuật số, các nhà hoạch định chính sách sẽ cần nâng cấp giáo dục, cơ sở hạ tầng và môi trường pháp lý. Đồng thời, các gián đoạn kỹ thuật số cần được giải quyết và rủi ro ổn định tài chính từ công nghệ tài chính phải được quản lý.

Đây là tất cả những thách thức quan trọng, nhưng chúng có thể được giải quyết. Với việc hoạch định chính sách hợp lý, châu Á có triển vọng tốt để đi đầu trong phát triển toàn cầu trong thập kỷ tới và xa hơn nữa.

Lê Thảo (Lược dịch từ Devdiscourse, Reuters & IMF)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top