ClockThứ Tư, 10/10/2018 14:50

Tăng trưởng toàn cầu tổn hại đáng kể bởi căng thẳng thương mại leo thang

TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày hôm nay (10/10) cảnh báo, tăng trưởng toàn cầu có thể sẽ bị tổn hại đáng kể, với sự gia tăng hơn nữa của căng thẳng thương mại.

IMF cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2018, 2019WB, IMF và WTO thúc đẩy tự do hóa trong thương mại dịch vụHội nghị IMF-WB dự kiến ​​thúc đẩy tăng trưởng kinh tế BaliKhả năng cao xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầuIMF: Căng thẳng thương mại là rủi ro lớn nhất đối với khu vực đồng Euro

Ông Tobias Adrian, Cố vấn Tài chính, Giám đốc Tiền tệ và Thị trường vốn của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong cuộc họp báo ngày 10/10 ở đảo Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters

Đó là kết quả của sự phục hồi kinh tế toàn cầu không đồng đều, làm thúc đẩy các chính sách hướng nội và góp phần làm gia tăng sự không chắc chắn của chính sách.

Một thập kỷ kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế, trong khi có sự tiến bộ không thể phủ nhận đối với một hệ thống tài chính toàn cầu an toàn hơn, những đám mây có khả năng sẽ xuất hiện, IMF cho biết trong báo cáo ổn định tài chính mới nhất.

"Sự hồi phục kinh tế toàn cầu không đồng đều và bất bình đẳng gia tăng, thúc đẩy những chính sách hướng nội và góp phần làm gia tăng sự bất ổn chính sách. Căng thẳng thương mại đã và đang nổi lên, và sự leo thang hơn nữa có thể làm tổn hại tâm lý thị trường và gây hại đáng kể cho tăng trưởng toàn cầu. Sự hỗ trợ đối với chủ nghĩa đa phương đang suy yếu, sự ảnh hưởng ngầm nguy hiểm có thể làm suy yếu niềm tin vào khả năng của các nhà hoạch định chính sách, để đối phó với những cuộc khủng hoảng trong tương lai", báo cáo lưu ý.

Báo cáo của IMF cho thấy, những rủi ro ngắn hạn đối với hệ thống tài chính có sự gia tăng trong 6 tháng qua.

"Những căng thẳng thương mại leo thang, những bất ổn chính sách cũng gia tăng ở một số quốc gia, và một số nền kinh tế thị trường mới nổi đang phải đối mặt với áp lực thị trường tài chính", ông Tobias Adrian, Cố vấn Tài chính, Giám đốc Tiền tệ và Thị trường vốn của IMF cho hay.

Chắc chắn, hệ thống tài chính hiện nay mạnh hơn so với trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhờ vào một thập kỷ cải cách và phục hồi. Nhưng nhìn xa hơn về phía trước, rủi ro vẫn còn cao. 

"Những lỗ hổng tiếp tục được tạo ra, và hệ thống tài chính mới vẫn chưa được kiểm chứng. Các bước bổ sung là cần thiết để cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống tài chính", ông Adrian nói thêm; đồng thời khẳng định, nếu những áp lực trên các nền kinh tế thị trường mới nổi được mở rộng và tăng cường, rủi ro tài chính ổn định sẽ tăng lên đáng kể. 

Quan chức IMF cũng cảnh báo, điều này bao gồm sự leo thang lớn hơn của căng thẳng thương mại, khả năng Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit không đạt được thoả thuận, những mối quan ngại mới về chính sách tài khóa ở một số quốc gia có tỷ lệ nợ cao trong khu vực đồng Euro, và sự bình thường hoá nhanh hơn dự kiến đối với chính sách tiền tệ ​​ở những nền kinh tế tiên tiến.

Theo báo cáo, tổng nợ phi tài chính trong khu vực pháp lý với các ngành tài chính quan trọng tăng từ 113 nghìn tỷ USD (hơn 200% tổng GDP) trong năm 2008, lên 167 nghìn tỷ USD (gần 250% tổng GDP).

Để cải thiện khả năng phục hồi của hệ thống tài chính toàn cầu, chương trình cải cách quy định tài chính cần được hoàn thiện, IMF nhận định. Và để giải quyết đầy đủ các rủi ro hệ thống tiềm tàng, quy định và giám sát tài chính nên được sử dụng chủ động hơn, tổ chức này bổ sung.

Cuối cùng, các nhà quản lý và giám sát vẫn phải chú ý đến những rủi ro mới, bao gồm các mối đe dọa có thể xảy ra đối với sự ổn định tài chính bắt nguồn từ an ninh mạng, công nghệ tài chính, và các tổ chức hoặc hoạt động khác ngoài phạm vi quy định bảo đảm sự an toàn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất

Xu hướng giảm phát ở khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục đi đúng hướng, và những số liệu mới nhất được công bố trong tuần này xác nhận rằng, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa, ông Alfred Kammer, Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khu vực châu Âu cho biết.

Xu hướng giảm phát mới tạo cơ hội cho Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Return to top