ClockThứ Hai, 22/10/2018 14:24

Châu Âu muốn ngân hàng Iran liên kết với hệ thống quốc tế

Các nước châu Âu đang tìm cách đảm bảo rằng ít nhất một ngân hàng của Iran liên kết với thế giới sau khi Mỹ áp đặt các trừng phạt mới chống lại quốc gia vùng Vịnh này.

Căng thẳng Mỹ-EU gia tăng trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATOChâu Âu trả lời Mỹ: “Không thể thay thế thỏa thuận hạt nhân Iran”Châu Âu, Trung Quốc, Nga tiến hành thỏa thuận mới với IranChâu Âu có bước tiến trong việc “sửa chữa” Thỏa thuận hạt nhân Iran

 

Ảnh minh hoạ. Nguồn: BetaNews

Phát biểu ngày 21/10 tại một cuộc họp báo với các nghị sỹ Iran và Pháp, Thượng nghị sỹ Pháp Philippe Bonnecarrere, Chủ tịch Nhóm Hữu nghị Pháp-Iran của Thượng viện Pháp, cho biết các nỗ lực của châu Âu nhằm giúp Iran hưởng lợi từ thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) dù Mỹ đã rút là "khó nhưng hoàn toàn có thể."

Một cách là "ít nhất một ngân hàng của Iran vẫn liên kết với hệ thống ngân hàng quốc tế thông qua dịch vụ viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế (SWIFT) để giữ quan hệ thương mại về các loại hàng hóa và dịch vụ không bị ảnh hưởng sau khi các lệnh trừng phạt có hiệu lực."

Ông Bonnecarrere hiện đang ở thăm Iran cùng với 6 nghị sỹ Pháp. Một trong các nghị sỹ cho biết chuyến thăm là một dấu hiệu cho thấy "quyết tâm và thiện chí của Pháp trong việc duy trì thỏa thuận hạt nhân" với Iran.

Thỏa thuận lịch sử JCPOA đã được nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Đức) ký với Iran năm 2015. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ khỏi văn kiện này và tái áp đặt trừng phạt chống lại nước Cộng hòa Hồi giáo, đặc biệt nhằm vào hệ thống tài chính của nước này.

Theo kế hoạch, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ và tài chính của Iran chính thức có hiệu lực từ ngày 4/11, có thể làm giảm khoảng 2/3 lượng dầu xuất khẩu của nước này. 

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính Mỹ đang yêu cầu SWIFT loại Iran khỏi hệ thống của mình. SWIFT được thành lập năm 1973, đã kết nối với hơn 11.000 thể chế tài chính của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top