ClockThứ Hai, 09/04/2018 14:56

Cựu Tổng thư ký LHQ được bầu làm chủ tịch mới của diễn đàn Bác Ngao

Trong ngày làm việc 9/4 của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) 2018 tại thành phố duyên hải Bác Ngao trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, cựu Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon đã được bầu làm Chủ tịch mới của diễn đàn này.

Hàn Quốc: Ứng cử viên Ban Ki-moon kêu gọi đoàn kết dân tộcTổng thư ký Ban Ki-moon chào tạm biệt Liên Hiệp quốcTổng Thư ký Ban Ki-moon “Sẽ cống hiến hết mình cho đất nước”Diễn đàn châu Á Bác Ngao: Nhìn thẳng vào tương lai của toàn cầu hóa

Ông Ban Ki-moon. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Tân Chủ tịch BFA Ban Ki-moon là một nhà ngoại giao Hàn Quốc kỳ cựu. Ông là Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) thứ tám với nhiệm kỳ kéo dài từ 2007 đến cuối năm 2016. Trước đó, ông từng đảm nhiệm cương vị Ngoại trưởng Hàn Quốc. 


BFA là sự kiện thu hút sự quan tâm bởi đây là diễn đàn đối thoại quan trọng, quy tụ các nhà lãnh đạo, doanh nghiệp, chuyên gia và học giả cùng nhau thảo luận về những vấn đề kinh tế-xã hội có ý nghĩa then chốt đối với tương lai của châu Á. Năm nay, BFA có chủ đề "Một châu Á cởi mở và đổi mới vì một thế giới thịnh vượng hơn." 

Được coi là Diễn đàn kinh tế thế giới của khu vực châu Á, BFA năm nay có ý nghĩa đặc biệt khi đánh dấu 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc, trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Á đang triển khai thực hiện các nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 nhằm xây dựng xã hội hiện đại, thịnh vượng về mọi mặt. 

Bên cạnh đó, những thách thức mà châu Á đang phải đối mặt, từ an ninh tới môi trường, từ vấn đề cạnh tranh, ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến tác động của xu thế bảo hộ thương mại đang trỗi dậy..., buộc các nền kinh tế châu Á phải tìm ra cách thức ứng phó hiệu quả. 

Đặc biệt, ngay trước thềm BFA, chủ đề "chiến tranh thương mại" giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang trở nên nóng bỏng sau khi Washington và Bắc Kinh triển khai hàng loạt biện pháp thuế quan mang tính chất trả đũa lẫn nhau, bắt nguồn từ việc Mỹ theo đuổi chính sách bảo hộ thương mại để bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. 

BFA 2018 thu hút sự tham gia của hơn 2.000 đại biểu, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo doanh nghiệp, trong đó có Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Chritstian Lagarde… 

Thông qua các cuộc thảo luận tại BFA năm nay, các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp có thể đưa ra những biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết những vấn đề nổi cộm mà thế giới và các nền kinh tế khu vực đang phải đối mặt, qua đó nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế theo hướng cởi mở và đổi mới, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới./. 

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định Paris

Hãng thông tấn CNBC dẫn lời cảnh báo của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết, việc Mỹ rút khỏi hiệp định Paris vào năm 2017 đã và đang đem đến nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức huy động các nguồn quỹ cần thiết để triển khai biện pháp đối phó với biến đổi khí hậu.

Tiến trình đối phó với biến đổi khí hậu gặp khó khăn do Mỹ rút khỏi hiệp định Paris
Hàn Quốc: Ứng cử viên Ban Ki-moon kêu gọi đoàn kết dân tộc

Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn nguồn hãng thông tấn Yonhap cho biết cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc (LHQ) Ban Ki-moon, người được coi là một ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới tại Hàn Quốc, ngày 28/1 nêu rõ đoàn kết dân tộc là mục tiêu chính sách của ông.

Hàn Quốc Ứng cử viên Ban Ki-moon kêu gọi đoàn kết dân tộc
Return to top